Đầu năm 1888, những màn lưới bủa vây ngày càng thắt chặt lại
một cách nguy hiểm xung quanh Hàm Nghi và nhóm thân binh trung
kiên của nhà vua, mỗi ngày một thưa thớt. Ý chí kháng chiến của họ
quyết tâm đến mức độ mà họ bất chấp tất cả, có thể tin chắc
rằng họ sẽ không bao giờ chịu đầu hàng. Để tiêu diệt được họ, quân
Pháp định dùng khủng bố; chúng tăng cường chém giết, ngày một
tàn nhẫn các tù binh – mà chúng bắt được – Lúc này ở chiến khu,
các thân binh kiệt mòn sức lực vì thiếu thốn và bệnh tật; ý chí trung
thành với nhà vua dần mòn và sẵn sàng hợp tác với kẻ thù. Kháng
chiến luôn đứng trước nguy cơ tan rã vì đói khổ.
Vậy là dần dần quân Pháp gặp binh sĩ kháng chiến tinh thần
hoang mang suy sụp, hoặc người nông dân, người lao công mong ước
có chút lợi cỏn con và được sống bình yên, sẵn sàng phản bội nhà
vua và cung cấp nhiều tin tức đáng quý cho kẻ thù. Qua tình trạng
đó, quân Pháp đã dần dà chiếm được lòng tin của một thân binh
hầu cận nhà vua là Trương Quang Ngọc, vừa nghiện thuốc phiện
vừa nghiện rượu, tình nguyện sẽ nộp Hàm Nghi cho Pháp.
Ngày 1/11/1888, một vài kẻ tay chân cùng đi với Ngọc bắt Hàm
Nghi. Khoảng 10 giờ đêm, chúng đến ngôi nhà Hàm Nghi đang ở, đó
là một túp lều khốn khổ mái lợp lá buôn. Nhờ bất ngờ, và sau vài
phút giao gươm, Tôn Thất Thiệp bị một mũi đồng đâm ngay vào
ngực chết tại chỗ. Thấy mình bị Ngọc phản bội, nhà vua trẻ với
thanh kiếm cầm tay, nhảy ra khỏi cửa lều trao thanh kiếm cho
hắn và nói: “Thà mày giết ta đi chứ đừng nộp ta cho Pháp!”
Một
tên người Mường, từ phía sau ôm thắt ngang lưng nhà vua; Hàm
Nghi ngay sau đó bị tước mất khí giới.
Sinh tháng 3 năm 1871, Hàm Nghi bị bắt năm mới 17 tuổi 7
tháng
.