BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 525

Ngày 16/11/1888, chánh phủ Pháp họp hội đồng Bộ trưởng,

quyết định đưa vị cựu vương Việt Nam sang giam tại Algérie, “ở đây
khí hậu ôn hòa sẽ có lợi cho tình trạng sức khỏe bị suy sụp quá
nhiều do cuộc sống lang thang quá gian khổ chốn núi rừng của
nhà vua”.

Vua Hàm Nghi mà nhân dân Việt Nam coi như linh hồn của cuộc

kháng chiến bị bắt, là một đòn quyết định đánh vào cuộc nổi dậy
của toàn dân. Những cuộc đàn áp tiếp theo thật là khủng khiếp.
Những người nào không vượt qua được Trường Sơn, băng qua Lào,
sang đất Thái Lan sau khi người lãnh đạo đã bị bắt, đều bị đưa về
Huế và xử tử trước công chúng để cho mọi người được mắt thấy tai
nghe, “lấy đó làm gương”, người ta nói vậy.

Tuy thế, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam không vì vậy

mà ngừng lại. Nó tiếp tục xảy ra tại bất cứ đâu ở Bắc hay ở Trung.
Cuộc đấu tranh do Hàm Nghi phát động kéo dài khoảng 28 năm, bởi
vì cho mãi đến tháng 2/1913, cái đầu của Hoàng Hoa Thám, vị
tướng cuối cùng của Hàm Nghi, mới bị “triển lãm” cho công chúng.
Trong số các tướng tá nổi tiếng, phải kể trước tiên Hoàng Hoa
Thám, lãnh tụ nghĩa quân Yên Thế (1892-1913); Ba Bao ở Thái Bình
(1883-1887); Lãnh Giang và Đốc Khoát tại Vĩnh Yên, Phúc Yên,
Tuyên Quang (1892-1893); Lãnh Pha ở Đông Triều (1892-1893);
Lãnh Tánh ở Phú Thọ (1890-1893) và Phan Đình Phùng tại Hà Tĩnh
(1885-1895).

Ngoài các thủ lĩnh nổi tiếng đó ra, chúng ta cũng không quên kể

những đội quân tự vệ nhỏ đã tiếp tục một cuộc kháng chiến tuyệt
vọng chống thực dân Pháp tại một vài tỉnh lỵ mà người ta vẫn còn
nhắc đến như Nguyễn Túc ở Bắc Ninh, Quang Kỷ ở Hưng Yên,
Đốc Kết ở Phúc Yên, Quản Tha ở Tuyên Quang, Đốc Bạt ở Sơn La,
Nguyễn Sĩ, Nguyễn Hợp ở Nghệ An, Ba Xu ở Nha Trang...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.