Trẫm đã có lòng yêu thương sâu sắc và chân thành đối với
Ngự đệ như thế nào.
Nhưng ngài Khâm sứ đã khuyên nên để cho Ngự đệ, cùng với
những công chức người Pháp, đi theo về Thuận An bằng
đường biển. Hơn nữa Ngài Khâm sứ đã cùng với Ngài Tư lệnh
trưởng, nhất trí nhận định rằng tình trạng sức khỏe của Ngự
đệ đã bị suy sụp nghiêm trọng do một thời gian quá dài sống ở
những vùng ma thiêng nước độc, lam sơn chướng khí nặng nề,
cần phải được điều trị; rằng y học bản xứ khó lòng chữa được
cho Ngự đệ khỏi hẳn bệnh tình, trong khi y học Pháp rất giỏi
về khoa học điều trị và biết rõ tận căn nguyên mọi bệnh tật,
có đủ khả năng trả lại cho Ngự đệ sức khỏe ban đầu; vậy nên
tốt nhất là đưa Ngự đệ sang Pháp để ở bên đó và để được
chăm sóc tại một nơi có khí hậu rất trong lành; rằng ở đó
Ngự đệ sẽ có thể phục hồi sức khỏe trong một thời gian rất
ngắn sau đó có thể được đưa về An Nam; rằng không có gì
đáng lo ngại về phía Ngự đệ cả.
Trẫm rất sung sướng nhận thấy các quan chức Pháp đã có
nhiều biểu hiện về lòng quý mến chân thực và lòng kính
trọng đối với Ngự đệ như thế […]
Nhận xét rằng một đất nước không thể có hai vua, như một
bầu trời không thể có hai vầng dương được, cho nên Trẫm chỉ
dụ như sau:
Nhân Ngự đệ Ưng Lịch trở về, Trẫm đưa Ngự đệ lên tước vị
Quận công, như Trẫm đã hứa trong lời Tuyên cáo. Còn hai chữ
‘Hàm Nghi’ thì từ nay trở đi cấm chỉ không được ai gọi đến,
người ta sẽ gọi Ngự đệ là ‘Quận công Ưng Lịch’: đó là tên thật
của Ngự đệ.