Đồng Khánh ra lệnh bắt giam ông Chủ tịch Hội đồng (Cơ mật)
Phan Đình Bính. Theo bản tin chính thức “thì khi ông này sắp sửa
bị đưa ra truy tố trước tòa án tối cao thì người ta đã thấy ông
chết trong tù rồi”.
Sự sụp đổ của Phan Đình Bính mang lại một hậu quả là Hoàng Kế
Viêm được vào chánh phủ. Hoàng Kế Viêm vừa xin quy phục triều
đình và đề nghị được góp phần làm cho tình hình đất nước ổn
định trở lại.
Để yên vị ở ngôi vua, Đồng Khánh chỉ có cách là phó thác mình
vào sự bảo vệ của người Pháp; vì vậy ông ngày càng xích gần đến
họ. Tháng 7/1888, để làm cho công việc quản lý Bắc và Trung kỳ
được chạy đều đặn, viên Toàn quyền Richaud đã ra những nghị
định mà dưới hình thức kiểm soát, thực chất là những văn bản hành
chánh trực tiếp thật sự. Trong một bản báo cáo gửi Bộ trưởng Ngoại
giao ở Paris, Richaud lưu ý ông Bộ trưởng rằng: “Chẳng những nhà
vua và các cố vấn của mình không một mảy may nào phản kháng
việc này, mà ngược lại nhà vua đã đích thân hứa hẹn sẽ phát huy
hết khả năng mình giúp chúng ta việc thử áp dụng phương pháp
trực trị này”.
Nói về những người thân cận của Đồng Khánh, Richaud viết
thêm:
“…Chắc chắn là họ hết sức ngán ngẩm khi trông thấy vua
mình, trong mối quan hệ với nhà chức trách Pháp bộc lộ một
tinh thần hòa hợp và tử tế quá đáng đã trở thành, trước con
mắt họ, một sự hèn yếu và một sự lãng quên đáng tiếc những
lợi ích của dân tộc”.
Và người ta thấy ông Bộ trưởng tự tay ghi bên lề các bản báo cáo
đó những câu ghi chú bằng tay: “Tất cả những điều này có thể