giải thích được cái chết bất ngờ của nhà vua”.
Nguyễn Hữu Độ, nhạc phụ của Đồng Khánh và nguyên Kinh lược
Bắc kỳ, đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong những chuyện
nhượng bộ điều mà Richaud khẳng định với chúng ta, cũng trong
bức công hàm này:
“…Tôi phải trừ trường hợp ông Kinh lược […] Trước thái độ ấy
của những người thân cận nhà vua, người ta có thể đoán trước
được tôi sẽ gặp những khó khăn như thế nào mới có được
những chỉ dụ ngày 3/10 của nhà vua, nếu không có áp lực của
ông Kinh lược. […] Ngày nay, ông Kinh lược đã bị mang tiếng
vì chúng ta khá nhiều lắm rồi…”.
Chẳng đợi người ta yêu cầu, để tỏ lòng biết ơn đối với người
Pháp đã vui lòng đảm nhận sự bảo vệ cho cá nhân ông ta, Đồng
Khánh đã cho họ được quyền sở hữu và nhượng cho họ thành phố
Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng, phục vụ một cách trọn vẹn chính sách
thực dân Pháp và giúp cho phép họ được vĩnh viễn thiết lập chính
sách này trên đất nước Việt Nam.
Chính Paris cũng hết sức ngạc nhiên trước những quyền mới
vừa đạt được này. Trên báo cáo của Richaud đề ngày 3/1/1888,
người ta thấy ông Bộ trưởng Ngoại giao René Goblet, rõ ràng là rất
ngạc nhiên đã đánh một dấu hỏi bên lề với một lời phê ngắn gọn:
“Người ta cũng không hỏi ý kiến tôi về những điều thay đổi này
trong Hiệp ước!
Những thiệt hại lớn lao do Đồng Khánh gây ra cho đất nước
không dừng lại ở đây. Ta hãy nhường lời cho viên Khâm sứ Rheinart.
(...)