thể đựng ngót 100.000 nén, tức là 1.500.000 đồng bạc. Một
hòm thì trống rỗng, một hòm thì còn lại một số nén, chúng tôi
đã đo khối lượng và ước tính có thể đến 19.000 nén tức
280.000 đồng. […]
Chúng tôi đi vào trong một cung điện – điện Lương Tâm - ở đây
các bà Thái hậu già đã cho chuyển tới những đồ vật gói kín và
do những người đàn bà giao lại; cũng ở đây người ta đã cất
những hòm đầy ắp tơ lụa và vô số những thứ linh tinh khác,
chúng tôi để ý thấy có ba tấm đá lót được khai quật từ dưới
đất lên. Những tấm đá ấy chiều dài khoảng 50cm, chiều
rộng 30cm và chiều dày 8cm. Một trong ba tấm bị bể làm
đôi, còn hai tấm kia còn nguyên lành. Trên mỗi tấm đá ấy,
người ta đọc được một dòng chữ còn được giữ gìn rõ ràng, ghi
lại rằng Minh Mạng đã chôn giấu tại chỗ này, để con cháu
nhà vua sử dụng sau này, một số lượng là 100.000, tiếp theo
sau con số đó là những chữ ‘vàng’ và ‘bạc’; rõ ràng đây là
tiền, nhưng không nói rõ thực chất là bao nhiêu.
Người ta có nói đến bốn kho báu vật bị Đồng Khánh lấy
trộm đi, trong số đó có ba kho ‘bạc’ và một kho ‘vàng’: ba tấm
đá lót kia chắc chắn là thuộc về ba kho ‘bạc’ nhưng là bạc
‘nén’ hay ‘lượng’
? Quan phụ chánh đại thần thứ nhất, là vị
Hoàng thân già Tuy Lý Vương cùng với anh là Tùng Thiện
Vương, hai nhà thơ nổi tiếng thời đó, người cao tuổi nhất
trong số các con trai của Minh Mạng còn sống sót, khi đọc
thấy những biện pháp chu đáo của vua cha, bị trở thành vô
hiệu trước những sự xa hoa lãng phí của một ông vua bất bình
thường và phóng đãng, đã xúc động sâu sắc đến nỗi ông
không sao cầm nổi dòng nước mắt tuôn chảy. Ông vừa khóc
nức nở, vừa nói rằng, hồi nhỏ xíu, ông có thấy người ta làm
những tấm đá lót đó, nhưng lúc đó không làm sao đọc và hiểu