Câu hỏi vặn đó của Tự Đức quả là một sự lăng nhục đối với giang
sơn và đối với những người yêu nước kháng chiến Nam Bộ. Nó bộc
lộ cái chính sách thất bại chủ nghĩa của triều đình Huế trước bọn
xâm lược ngoại bang và góp phần giải thích rộng rãi vì sao Việt Nam
mất độc lập dân tộc và bị nước Pháp biến thành nước lệ thuộc của
mình.
Bị Tự Đức và triều đình bỏ rơi, nhân dân miền Nam đã quyết
tâm chiến đấu đơn độc để giữ vững sự toàn vẹn lãnh thổ của non
sông. Và phong trào kháng chiến ngày càng phát triển sâu rộng
không ngừng.
Về mặt kinh tế, muốn phát triển ở miền Nam, Minh Mạng
rồi Tự Đức, đã đưa vào Nam Bộ những đoàn di dân. Những tên
phiêu lãng, những gã lưu manh, những người nghèo khổ, do những
công chức chuyên môn chỉ đạo, đã lập thành những “khu dinh điền”
tức những khu di dân làm nông nghiệp. Tù binh, dân phát vãng, binh
lính, do các quân nhân điều khiển, đã lập thành những đồn điền,
tức khu di dân quân sự
. Những người “nông binh” ấy được thống
chế Nguyễn Tri Phương tổ chức vào khoảng giữa thế kỷ XIX, cũng
tiếp tục kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ và chỉ giải tán sau
khi Pháp hoàn toàn chiếm đóng cả đất Nam kỳ.
Phong trào kháng chiến đã tiếp tục với dân chúng các “đồn
điền” dưới sự chỉ đạo của Huyện Toại, Phủ Cao, Quản Định (Trương
Định), Quản Lịch (Nguyễn Trung Trực), Quản Thanh (Trần Văn
Thanh), Thiên hộ Dương (Võ Duy Dương – thiên hộ cũng nghĩa như
triệu phú), Thủ Khoa Huân (Nguyễn Hữu Huân). Sau ngày ký hiệp
ướ
c, người ta vẫn gặp lại các vị thủ lĩnh kháng chiến đó, cho đến
năm 1873. Hầu hết các vị đó đều đã chiến đấu rất dũng cảm
rồi hy sinh rất vẻ vang.