BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 199

đường núi ngoằn ngoèo, mất sáu tháng mới đến nơi. Nếu ông ta
chuyển được các kiện hàng, các hòm vũ khí của mình, đến thẳng
Mạn Hảo thì tiết kiệm được thời gian nhiều vô kể.

Mãi đến ngày 19/6/1868, đoàn thám hiểm mới xuống tàu tại

Thượng Hải về Sài Gòn. Đoàn đã thực hiện một cuộc hành trình trên
10.000 km.

Ra đi với mục đích chuẩn bị tổ chức buôn bán bằng con đường

sông Cửu Long, đoàn đã trở về và xác định rằng con đường ấy
không thể nào sử dụng được. Và điều đó có thực như vậy vào năm
1868. Ngày nay, với những phương tiện hiện đại, người ta có thể cải
tạo uốn nắn lại dòng sông Cửu Long để sử dụng. Nhưng phái đoàn
Doudard de Lagrée đâu chịu trả giá bằng một sự thất bại! Nó đã
hoàn thành đại bộ phận cái sứ mệnh của nó. Nó đã mang về một loạt
nhiều tư liệu rất quan trọng về địa lý, về tài nguyên sản vật, về
dân cư vùng thung lũng sông Cửu Long giữa biên giới Trung Quốc và
cửa sông của nó, dài ngót ba ngàn cây số. Chủ yếu sự tình cờ và
nghị lực kiên trì của các thành viên đã mang lại một kết quả tích cực,
bất ngờ vô giá. Điều mà sông Cửu Long không làm được cho sự
buôn bán, trong nội địa châu Á một cách có lợi cho Đông Dương, thì
sông Kói, tức sông Hồng, đã làm được. Điều đó đã được chứng
minh. Dĩ nhiên còn có một trở ngại cho người Pháp khai thác con
đường đó để phát triển buôn bán; là con sông Hồng chảy qua Bắc
kỳ, ngoài phạm vi ảnh hưởng của người Pháp.

Nhưng có hề gì! Ngay từ hôm đó, bọn thực dân Pháp, các nhà

buôn, nghĩ đến giai đoạn tiếp theo: sự chiếm đóng Bắc kỳ và tích
cực chuẩn bị.

Cái xứ Bắc kỳ “đáng khinh”“bị coi khinh”, cái xứ Bắc kỳ được

coi như một cục xương để gặm mà suốt thời gian cuộc viễn chinh
Pháp - Tây Ban Nha, dù chỉ để mãn tí ti cái tham vọng khiêm tốn và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.