BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 197

đồng thời do những khó khăn gây ra bởi cuộc chiến tranh giữa các
bộ tộc với nhau, đoàn thám hiểm tiến vào đất Trung Quốc, ngày
10/10/1867.

Đi về phía Vân Nam, ngày 20/11/1867, đoàn đặt chân tới Yun-

Kiang rồi đến Ho-Ti-Kiang, là nhánh chính của sông Kói thượng,
tức sông Hồng. Sự tình cờ đã đặt con sông Hồng vào dưới chân
đoàn thám hiểm Pháp. Chính con sông Hồng, chỉ ít lâu sau đã có tác
động quyết định đóng vai trò mà họ sẽ đóng, trên phần đất ấy
của địa cầu. Garnier, một mình một chiếc xuồng con thử xuôi theo
dòng sông qua một đoạn thác nhỏ, rồi trở lại với đoàn.

Theo những chỉ dẫn của dân địa phương, họ nhận thức chắc

chắn rằng con sông Hồng này là con đường mở, tự nhiên từ Vân
Nam đến biển, qua xứ Bắc kỳ. Nó chảy dài qua suốt miền Bắc
Việt Nam. Người Việt Nam gọi nó là Hồng hà, tức sông Hồng, vì
nước của nó quanh năm mang nặng những phù sa màu đỏ và gần
biên giới Trung Hoa thì nó mang tên là sông Kói. Nó có nhiều
ghềnh và một cái thác khó vượt được tại đất Trung Quốc. Nhưng
từ Mạn Hảo, cái chợ cuối cùng của Trung Quốc về xuôi thì thuyền
bè có thể đi một mạch 16 ngày liền là về đến Hà Nội, mà không
phải chuyển tải lần nào.

Doudard de Lagrée đã mơ ước một hiệp ước thương mại mà với sự

mở cửa tự do các hải cảng Bắc kỳ, có thể cho phép dùng con sông
Hồng để chuyển thẳng về Sài Gòn những của cải, lâu nay toàn xuôi
về Quảng Đông. Họ nghiệm thấy ở vùng họ đang lưu lại ấy rất
thuận lợi cho việc buôn bán nhiều thứ; sắt, trà, có rất nhiều ở
đây.

Tại Vân Nam, đoàn thám hiểm được một giáo sĩ, linh mục Fenouil,

một người chuyện gì cũng biết rõ vì tham gia tích cực vào công việc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.