BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 195

Trước tiên, nó cho phép ta thăm dò nội địa bán đảo (Đông Dương), và
sau đó là chuyển về Nam kỳ tất cả những sản vật mà phần lớn
chưa ai biết đến của nội địa này. Và sau nữa phải chăng đó là một
con đường để đi vào Trung Quốc?

Năm 1864, Bonard gửi cho Chasseloup-Laubat một bản báo cáo

về “sự cấp thiết phải khai thác sông Cửu Long nhằm tạo ra ở
Nam kỳ,
tại Sài Gòn, một kho hàng trong việc buôn bán với Trung
Quốc, Tây
Tạng và những tỉnh Hoa Tây”, La Grandière cũng nhấn
mạnh đến sự thám hiểm ấy. Họ không khó khăn gì mà thuyết
phục được Bộ trưởng Chasseloup-Laubat của họ, một mặt người ta
biết rõ tất cả những vấn đề gì liên quan đến Đông Dương làm
say mê ông Bộ trưởng này đến mức nào rồi; mặt khác, ông ta là chủ
tịch của Hội Địa lý nổi tiếng, tất nhiên không thể nào hờ hững với
vấn đề này được.

Nhưng người thúc đẩy thực sự cho cuộc thám hiểm này, người sẽ

trực tiếp bắt tay vào làm cuộc thám hiểm này, là viên thị trưởng của
Chợ Lớn, Francis Garnier mà chúng ta đã thấy cổ vũ tích cực nhất
việc chiếm đóng sáu tỉnh Nam kỳ. Với một nhóm thanh niên hăng
say, Francis Garnier, mơ ước mở rộng thế lực của nước Pháp tại Viễn
Đông. Họ mơ ước một đế quốc thuộc địa Pháp cũng rộng bằng
Ấn Độ với sông Cửu Long thay cho sông Gange

(9)

. Họ tiên cảm một

con đường thủy lưu chuyển về Nam kỳ những của cải của miền
trung Đông Dương và miền Nam Trung Quốc. Garnier người sôi
động nhất trong nhóm họ, chuẩn bị một phương án gửi cho ông Đô
đốc-cầm quyền đầu năm 1864. Phương án này được La
Grandière tự tay trao cho ông Bộ trưởng trong dịp ông về Paris.

Chasseloup-Laubat nhanh chóng đồng ý. Ông trình lên

Napoléon III duyệt y luôn không khó khăn gì. Lệnh tổ chức cuộc
thám hiểm được chuyển đến Sài Gòn đầu năm 1866. Ông Đô đốc-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.