hương” (lai Tàu-Việt) vào người Việt Nam, lập ra hộ tịch, lập ra một
chế độ kế toán căn cứ trên những ngân sách hợp lệ của các làng xã
trên yêu cầu của các hội đồng. Đồng thời với việc bán đấu giá
thuốc phiện, sòng bạc, ông ta thiết lập “thuế thân”. Mọi người dân,
tuổi từ 18 đến 55, đều phải trả thứ thuế này. Những năm đầu mới
thi hành, loại “thuế thân” này đã mang lại cho ngân quỹ 89.151
francs. Ngoài “thuế thân” ra, mỗi người dân còn phải làm hàng
tháng, từ 4 đến 10 ngày sai dịch bắt buộc cho đội quân chiếm
đóng. Ohier đánh thuế muối. Những người làm muối phải nộp cho
nhà nước Pháp, hoặc 1/10 sản lượng muối làm ra hằng năm hoặc
một số tiền tương đương. Việc sản xuất rượu cũng phải chịu thuế.
Từ 1864, ông ta cho người Tàu được độc quyền sản xuất và bán
rượu. Những khoản thuế khác nhau đó, mỗi năm mang lại cho ngân
sách thuộc địa mỗi nhiều: 860.000 francs, năm 1860 lên tới
4.085.000 francs năm 1865.
Nên cần phải cho mọi người lưu ý rằng, năm 1867 người dân
Việt Nam trả thuế gấp ba lần so với trước chiếm đóng mà chẳng
được hưởng quyền lợi gì hết. Hầu như toàn bộ số thuế đó đều
vào tay chánh phủ, hoặc vào các công trình phúc lợi cho kẻ chiếm
đóng; những nhà buôn và những tên thực dân Pháp, là những kẻ thu
lợi rất nhiều mà chịu thuế rất ít.
Ohier còn có nhiều “sáng kiến” khác nữa. Ông ta sáng lập ra
một ủy ban cứu tế xã hội, gửi sang học các trường trung học tại Pháp
một vài thanh niên được cấp học bổng. Ông quan tâm đến những
công trình công cộng, đến việc mở mang đường sá, thiết lập các
tuyến điện tín. Và từ năm 1868, ông ta cho xây dựng một ngôi nhà tù
lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ, ngay tại trung tâm thành phố Sài
Gòn (gọi là Khám lớn Sài Gòn). Sau 1945, “Khám lớn” này bị đập phá
san bằng và hiện nay nơi đây là thư viện quốc gia.