đặt công tác xét xử dưới sự lãnh đạo của một vị kiểm sát hoàng gia.
Về hình sự, tòa án gồm có hai thẩm phán và nhiều hội thẩm, rút
thăm trong danh sách các vị chức sắc. Những hội đồng quân sự
dành riêng cho những tội phạm chính trị. Giữa người Việt Nam và
người châu Á nói chung, người ta tự do theo luật lệ Việt Nam hoặc xin
theo luật lệ của Pháp; những luật lệ của nước Pháp, trên nguyên tắc
chỉ có thi hành tại Sài Gòn và cho người châu Âu trong những vùng
còn lại của thuộc địa.
La Grandière ban hành những nghị định thích hợp với nhu cầu
của xứ thuộc địa. Nghị định 14/1/1865 đơn giản hóa thủ tục tố tụng,
cho gần với những “hình thức gọn nhẹ và kinh tế của nền tư pháp
Anh quốc”. Ngày 9/11/1864, ông ta thiết lập một Nha Nội vụ, chịu
trách nhiệm “bổ sung cho tổ chức hành chánh và tập trung hoạt
động của các công sở hữu Âu châu và bản xứ”.
Các giáo sĩ cũng không bị bỏ quên. Chỉ hai tháng thôi sau khi ký
Hiệp ước Sài Gòn 1862, chánh phủ thuộc địa ra nghị định, ngày
28/8/1862, “cấp khống và toàn quyền sở hữu cho Hội truyền
giáo Nam kỳ một lô đất tại Sài Gòn”. Với nghị định 8/2/1867, Giám
mục Pháp tại Sài Gòn được miễn phí bưu chính và điện tín trong quan
hệ thư từ liên lạc với các nhà chức trách cũng như với các giáo sĩ. Một
quyết định của chánh phủ, ký ngày 22/8/1867 cấp cho vị Giám mục
đó một số tiền 4.000 francs. “Các giáo sĩ Pháp ở thuộc địa về
nghỉ dưỡng bệnh tại Pháp được lãnh một nửa số tiền lương trong
ba tháng nghỉ đầu” theo sắc lệnh 14/12/1868.
Vậy trong tất cả mọi lĩnh vực, các vị Đô đốc-cầm quyền đã
thiết lập nên xứ “Nam kỳ thuộc Pháp”. Họ hết sức sốt sắng với
công việc này, vì ai cũng tin chắc xứ thuộc địa này, do vị trí địa lý của
nó có triển vọng trở thành thị trường tiêu thụ của toàn bán đảo Đông
dương, và của các miền Hoa nam, là những vùng được coi là những
“Eldorados” mới (một xứ sở tràn ngập những vàng, trong tưởng tượng