xa thật. Ngay khi Hiệp ước Sài Gòn chưa được ký kết (tháng 6/1862),
ngày 20/2/1862 đã có một sắc lệnh cho bán đấu giá những tài sản
“vắng chủ”, mỗi mét vuông đất một xu! Việc lập chứng chỉ sở hữu
của La Grandière dẫn tới cái hệ luận là những tài sản ấy được phát
mãi, mà người mua là bọn thực dân Pháp, các hội truyền giáo Kitô
và một vài người “cộng sự” trực tiếp có danh vị. Vụ mua bán đó
mang lại cho chánh phủ Nam kỳ những số tiền quan trọng. Riêng
thành phố Chợ Lớn, trong năm 1867, những cuộc bán đấu giá đã
mang nhập cho ngân khố 400.000 francs. Việc lập các chứng chỉ sở
hữu đó, ngoài ra, còn có kết quả làm tăng thêm diện tích canh tác và
đương nhiên, tăng thêm tiền thuế. Trong giai đoạn từ 1862 đến
1867, diện tích trồng lúa đã tăng 2,5% và tiền thuế tăng thêm
được 1.701.725 francs.
Người ta đồng thời cũng cố gắng, bằng một loạt những văn
bản hữu cơ, đem lại cho Nam kỳ một quy chế hành chánh hợp lệ.
Sắc lệnh tài chính ngày 10/1/1863 quy định sự phân bố thu
nhập giữa nước Pháp và xứ thuộc địa mới. Nam kỳ phải chịu tất cả
những chi phí nào nó có thể chịu được; chí phí địa phương, hành
chánh, tư pháp, tín ngưỡng, giáo dục, công chính. “Nước Mẹ” cho một
khoản phụ cấp, nếu thu nhập địa phương không đủ bù đắp chi phí.
Ngược lại, số thu nhập dư phải nộp vào ngân khố. Ngân sách địa
phương được quyết định và có hiệu lực do một nghị định của thống
đốc. Một hội đồng quản trị có tính chất tư vấn xem xét những
vấn đề tài chính. Nhà nước Pháp chỉ lo vấn đề quân sự và trả
lương bổng cho các quan chức cao cấp. Sắc lệnh này đã được áp
dụng hoàn toàn năm 1864. Người ta đã thành lập một ngân quỹ dự
trữ.
Hai sắc lệnh, ngày 25/7/1864 và 14/1/1865 quy định việc quản lý
tư pháp, sắc lệnh ngày 25/7/1864 giao cho một ông thẩm phán duy
nhất và một ông chánh án phúc thẩm các công việc phán quyết. Nó