trong tiểu thuyết), đầy những hứa hẹn cực kỳ phong phú, mang
tính chất thần thoại.
Những công cuộc xây dựng hòa bình, trong giai đoạn chiếm đóng
này, diễn ra trong một không khí khá yên tĩnh: phong trào nổi dậy
chống đối chỉ một đôi lần và đột khởi.
Trong những việc được thực hiện tại Nam kỳ, trong giai đoạn này,
vai trò của Đô đốc La Grandière thật là to lớn. Tổ chức dân sự, các
chiến dịch, công chính… tất cả đều mang dấu ấn của La
Grandière. Cả những khi các Đô đốc khác làm toàn quyền tạm thời
thay ông, họ cũng không muốn đi ngoài chỉ đạo của ông ta.
Năm 1805, Đô đốc Roze thay ông một thời gian. Ông Đô đốc
này phải chật vật khá nhiều về những vấn đề tài chính. Người ta
dựa nhiều vào ngân sách địa phương, và ngay từ đầu người ta đã
giảm xuống gần phân nửa những khoản tài trợ của “chính quốc”.
Hơn nữa, xứ thuộc địa phải trả “phần đóng góp của mình” cho ngân
sách chung: mỗi năm nộp mấy trăm ngàn francs vào ngân khố
chính quốc để trả những chi phí trong công cuộc chinh phục. Dĩ
nhiên, việc khai thác đất đai bị chậm trễ rất nhiều do thiếu vốn
và luôn luôn người ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc cân bằng
ngân sách phải chịu đủ mọi hy sinh, ít ra là về phía người Việt Nam.
Sau thời gian tạm quyền ngắn ngủi của Đô đốc Roze thì đến
thời gian Đô đốc Ohier cũng với tư cách tạm thay cho La Grandière.
Ngoài vai trò của ông ta bên cạnh chánh phủ Việt Nam nhằm ký một
bản hiệp ước mới như nước Pháp mong đợi, Ohier đã lấy nhiều
quyết định kinh tế và chính trị trong nội bộ xứ thuộc địa. Ông ta áp
dụng đầu phiếu phổ thông để bầu ra các hội đồng hương thôn có
nhiệm vụ phát biểu ý kiến về các vấn đề thuế khóa, hộ tịch, chế
độ cho vay, ngân sách làng xã… Ngày 7/12/1869, ông ký nghị định
thiết lập thuế môn bài, thuế trực thu, sát nhập người “Minh