cầm quyền được quyền chọn thành viên và tổ chức đoàn thám
hiểm.
Vì thấy Francis-Garnier, đại úy Hải quân mới từ một năm nay,
còn quá trẻ để chỉ huy đoàn thám hiểm, ông ta bèn gọi thuyền
trưởng Doudard de Lagrée – đại diện nước Pháp tại Campuchia về.
Ngày 25/5/1866, ông truyền đạt cho Doudard de Lagrée những chỉ
thị cần thiết.
Ngày 5/6/1866, đoàn thám hiểm rời Sài Gòn, hai pháo thuyền
con, bốn năm sau Hiệp ước Sài Gòn, đúng từng ngày một lao vào
một cuộc chinh phục mới, cuộc chinh phục sông Cửu Long.
Trước tiên, đoàn thám hiểm đi tham quan và nghiên cứu tỉ mỉ
những phế tích của vùng Angkor mà Doudard de Lagrée đã biết,
rồi vòng quanh vùng Biển Hồ. Ngày 9 tới Kratie. Đoàn phải lưu trú
ở
Bassac hơn hai tháng để đợi thư từ Sài Gòn gửi lên cùng với những
thiết bị, vật dụng cần thiết. Đoàn lợi dụng thời gian chờ đợi đó để
đi thăm dò vùng này. Chỉ đến tháng 3/1867, sau khi đã nhận được
những giấy thông hành của Trung Quốc cho phép họ đi lại, một khi
đã đi qua biên giới Đông Dương, họ mới tiếp tục cuộc hành trình của
họ.
Họ tới Vientiane, rồi Louang Prabang ngày 29/4/1867. Tại đây,
các nhà thám hiểm nghiên cứu miền đất Lào và đối chiếu các khả
năng.
Đoàn để lại một phần thiết bị ở Louang Prabang, rồi tiếp tục
đi, ngày 25/5. Theo chỉ thị, họ phải ngược dòng sông Cửu Long cho
đến tận cùng, con đường khó khăn nhất và dài nhất. Ngày
5/6/1867, một năm sau ngày xuất phát, đoàn tới biên giới Miến
Điện. Ngày 7/10, sau khi đã dứt khoát bỏ con đường sông Cửu Long,
bây giờ đây không còn đi được nữa, do địa hình không cho phép,