còn phải đối phó với nhiều cuộc nổi loạn, ngày càng lan rộng thêm
dưới thời các vua kế tiếp ông. Mặc dầu một cuộc đàn áp đẫm máu
do những tay trung thành nhất của ông ta, Nguyễn Văn Thành và
Đặng Trần Thường, ông ta thiết lập trên miền Bắc chế độ “Tổng
trấn” (commanderie), và như vậy biến cái nôi của dân tộc Việt Nam
thành một “thành” (citadelle), đặt tên là “Bắc thành”, rồi đóng đô
của mình tại Phú Xuân (Huế), trấn Thuận Hóa.
Bị đặt trước một sự trở mặt đột ngột như vậy, nhân dân miền
Bắc sửng sốt, mất cả phương hướng. Chế độ “Tổng trấn” là một
hình thức thống trị bằng hành chánh. Nó là một chế độ độc tài
quân sự trong tay bọn tướng tá. Đối với người dân Bắc đã từng giúp
đỡ ông ta trong những lúc khó khăn, Nguyễn Phước Ánh đã phản bội
lòng tin của họ, vì đã phản bội nhà Lê (1428-1788). Giá như người
cháu họ của ông vua cuối cùng nhà Lê ấy không hứa hẹn gì với dân,
giá trong các công văn giấy tờ chính thức, ông ta không dùng “Niên
hiệu Cảnh Hưng” thì chẳng ai trách ông ta về sự phản bội rõ rệt ấy
làm gì
.
Một lý do nữa không kém phần quan trọng là Nguyễn Phước Ánh
đã chọn Thuận Hóa để đặt kinh đô, mà theo quan điểm người đất
Bắc, Thuận Hóa là một vùng đất mới không có quá khứ lịch sử,
không có tài nguyên thiên nhiên gì và hiếm người tài giỏi. Chọn
Thuận Hóa để đặt kinh đô tức là cố tình bỏ nước Văn Lang (Đất
nước những người văn vật), với những cảnh quan hùng vĩ, một quá
khứ lịch sử lẫy lừng đã bao lần chiến thắng kẻ thù đuổi bọn xâm
lăng ra ngoài bờ cõi.
Đối với người Việt Nam miền Bắc thì cách nhận xét đánh giá
của họ được khẳng định qua sự thất bại của quân triều đình Tự Đức
trước quân đội Pháp, trong trận Thuận An năm 1884; chỉ trong một
ngày quân triều đình bị thua trận và phải đầu hàng giặc, trong khi ở
miền Bắc, các đội quân của Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thiện