BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 207

Pháp, không được sự ủng hộ của nhân dân. Họ thiếu một cái gì đó để
dân chúng thừa nhận, để thực sự trở thành những biểu hiện sống của
giang sơn: đó là cái uy tín của một sự nghiệp lớn vì Tổ quốc. Thực
dân Pháp đã lợi dụng tình trạng “lòng người ly tán” ấy để tiến hành
cuộc chinh phục của họ. Cái di sản mà Tự Đức thừa kế của cha ông đã
nặng điều hăm dọa, đến nỗi trong lúc ông ta trị vì, ông đã chẳng
làm được gì để gạt bỏ đi những điều hăm dọa đó; trái lại còn làm cho
nó thêm trầm trọng hơn lên. Đó là nguyên nhân của tình trạng
khủng hoảng và loạn ly ngày càng gia tăng mà hậu quả là đất nước
mất độc lập và trở thành nô lệ ngoại bang.

Giữa tình trạng hỗn độn ấy, ở Huế xảy ra ba cuộc đảo chính

không thành. Cả ba cuộc đều do những người trong hoàng tộc khởi
xướng: cuộc thứ nhất, do Hồng Bảo cầm đầu vào tháng 1/1851;
cuộc thứ hai do Hồng Tập cầm đầu năm 1864; cuộc thứ ba do
Đoàn Trưng, năm 1866.

Mặc dù còn trẻ tuổi, nhưng là con trai người vợ chính thất của

vua Thiệu Trị, nên Tự Đức được đặt lên ngôi vua năm 18 tuổi. Hồng
Bảo, anh em cùng cha khác mẹ, tuy lớn tuổi hơn nhưng hạnh kiểm
không ra gì mà học hành lại kém nên bị gạt ra. Tự cho là mình bị
thất sủng một cách bất công, Hồng Bảo không ngần ngại liên hệ
với các giáo sĩ để đạt mục đích. Âm mưu bị bại lộ năm 1854, Hồng
Bảo bị bắt giam và thắt cổ tự tử. Cuộc đảo chính vì động cơ hoàn
toàn cá nhân này, nếu thành công chỉ càng gây thiệt hại nhiều cho
quyền lợi tối cao của dân tộc.

Hai cuộc đảo chính kia xảy ra do triều chính của Tự Đức kém cỏi.

Những người chủ trương đảo chính mong muốn có một sự thay chế
độ vì lợi ích của nhân dân.

Sau khi ký Hiệp ước Sài Gòn 1862 và bỏ rơi cho quân Pháp ba tỉnh

miền Đông Nam kỳ, triều đình Huế đã chứng minh cho dân tộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.