BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 209

Cuộc đảo chính thứ ba do Hồng Tập cầm đầu. Hồng Tập là

con trai của Hoàng thân Miên Ảo, một nhân vật được kính trọng
trong hoàng gia, đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy tháng 12 năm Tự Đức
thứ 17 ngay sau khi Hiệp ước Sài Gòn 1862 được ký kết. Theo “Đại
Nam thực lục chính biên”
thì Hồng Tập dự định tiêu diệt sạch những
người Công giáo Việt Nam, bị coi như là loài “cỏ dại” (tứ dân) và ám
sát Phan Thanh Giản và Trần Tiễn Thành mà ai ai cũng biết là thân
Pháp và chủ trương chính sách hòa bình có hại cho nền độc lập dân
tộc.

Hợp với Trương Văn Chất và Nguyễn Văn Viên, Hồng Tập động

viên được bốn đội quân. Một trong bốn đội quân này có lệnh bao
vây Phòng thành bắt Phan Thanh Giản và Trần Tiễn Thành, rồi
đến những làng giáo dân An Truyền, An Vân và An Hòa liên lạc với
những đạo quân kia.

Nhưng lúc đội quân thứ nhất được chỉ định để đi bắt Phan

Thanh Giản và Trần Tiến Thành, gặp phải sự canh phòng nghiêm
ngặt và bất ngờ của đội quân Phòng thành, họ bắt buộc phải rút lui
nhưng không dám bắn súng báo hiệu như đã quy ước trước, khiến
cho hai đội quân kia bố trí tại cầu Lim Luông không dám hành
quân, phải tự giải tán. Cuộc nổi dậy bị thất bại, những kẻ âm mưu bị
bắt. Sau Hồng Tập, Hồng Ty, con của Hoàng thân Vĩnh Tường
(hay Miên Hoàng, con trai thứ năm của Minh Mạng), Lương Trinh,
con trai của của Hoàng thân Kiến An (con trai thứ năm của Gia
Long), cùng với một số Hoàng thân trong hoàng gia bị chém đầu.

Cuộc đảo chính của Hồng Tập nhằm mục đích lật đổ Tự Đức, vị

vua bị coi theo chủ nghĩa thất bại để thay vào một ông vua khác
cương quyết hơn, nhằm tiếp tục đấu tranh chống xâm lăng
ngoại bang, và chấn hưng kinh tế, xã hội và tinh thần dân tộc
trong cơn khủng hoảng này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.