(1736 - 1796) gửi cho vua nước Anh George III, sau khi George III gửi
sang Bắc Kinh một sứ đoàn do Macartney dẫn đầu năm 1793, cùng
với nhiều quà biếu nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai
nước, đã xác nhận Càn Long mang nặng tư tưởng nói trên:
“… Là chúa tể cả thế giới, Trẫm chỉ có một nguyện vọng:
nghiêm túc làm tròn bổn phận của mình đối với quốc gia.
Những đồ vật ngoại lai và quý báu không làm cho Trẫm quan
tâm. Nếu Trẫm đã chỉ thị cho người ta nhận những quà dâng
biếu mà ngài đã gửi đến cho Trẫm, chẳng qua vì Trẫm nể tinh
thần tôn kính, hỡi Vua mà Ngài đã gửi biếu Trẫm những vật
tặng ấy từ một đất nước xa xôi như vậy.
Quả thực, triều đại của Trẫm đã rọi lên một hào quang chí tôn
chói lọi, đến nỗi tất cả các dân tộc đều gửi tới cho Trẫm
những đồ cống nạp quý báu nhất đời, mặc dù những đồ
cống nạp đó phải vượt ngàn trùng núi cao biển rộng mới đi
được đến nơi”
.
Dù thế nào đi nữa thì tất cả những món quà biếu của Việt Nam
cho Trung Quốc không nhất thiết là dấu hiệu của sự phục tùng.
Năm 1789, chẳng hạn ngay sau trận chiến thắng lẫy lừng ở
Đống Đa của quân Nguyễn Huệ (một trong ba anh em Tây Sơn),
đối với đạo quân Trung Quốc của tướng Tôn Sĩ Nghị thì Hoàng đế
Quang Trung (Nguyễn Huệ lên ngôi lấy niên hiệu Quang Trung) đã
cử ngay một sứ bộ với các tặng vật sang triều đình Bắc Kinh. Sứ bộ
do Vũ Văn Dũng là một trong những tướng tài của Tây Sơn dẫn đầu
và có nhiệm vụ xin trả lại cho Việt Nam hai tỉnh Quảng Đông và
Quảng Tây; đồng thời, để chọc tức vị Hoàng đế “con Trời”, sứ bộ xin
“con Trời” gả công chúa cho Quang Trung làm vợ. Nguyễn Huệ hy
vọng rằng, nếu Càn Long sợ hãi vì trận Đống Đa vừa qua mà