chấp nhận các yêu sách trên thì Việt Nam sẽ thu phục lại được hai
tỉnh nói trên mà không đổ máu. Ngược lại, nếu Càn Long coi đó là
một sự sỉ nhục và nổi cơn thịnh nộ, ông ta phái một đạo quân sang
Việt Nam, đạo quân Trung Quốc nhất định sẽ bị đánh bại và quân
đội Việt Nam dựa trên “quyền đuổi theo” (luật quốc tế), nhân đà
thắng lợi, sẽ kéo vào hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây và chiếm
đóng vĩnh viễn. Ngoài ra, Vũ Văn Dũng còn nhận được lệnh phải ghi
nhớ nhập tâm, trong cuộc hành trình qua đất Trung Quốc, địa
hình, địa thế của những miền đất đã đi qua từ những con đường
bộ, những dốc đèo, cho đến những chỗ đất đai bằng phẳng. Bởi vì
tướng Vũ Văn Dũng coi như, ngay từ lúc này, đã được vua Quang
Trung chỉ định mở cuộc hành quân của quân đội Việt Nam, trong
trường hợp mà sứ bộ của ông không đạt mục đích mong muốn,
đồng thời thực hiện một cuộc xâm nhập bất ngờ vào mảnh đất
Hoa Nam.
Sau nhiều tháng đi đường vất vả, sứ bộ đến triều đình Bắc
Kinh, mang theo những tặng phẩm quý. Hàng đến Thiên triều lúc
này đang bị ám ảnh vì những câu chuyện kể xung quanh sự thất bại
thảm hại của quân mình tại Bắc Việt Nam, tiếp đón sứ bộ rất hậu.
Vả lại, lịch sử vẫn còn đây để nhắc lại cho ông ta những cuộc thất
bại đẫm máu của quân Mông Cổ và Trung Quốc tại các “quận huyện
phía Nam đã được bình định và chinh phục” ấy.
Càn Long trao cho Vũ Văn Dũng một bức phúc thư gửi cho Quang
Trung: Hoàng đế Thiên triều bằng lòng gả cho một công chúa để
làm vợ. Về việc đòi hai tỉnh Hoa Nam, Càn Long chỉ đồng ý cho
tỉnh Quảng Tây. Đồng thời ông ra lệnh cho bọn quan lại địa phương
phải đối đãi hết sức kính trọng đối với phái đoàn Việt Nam trong
suốt cuộc hành trình trở về cho đến tận biên giới.
Vũ Văn Dũng không còn có kịp thời giờ để báo cáo kết quả
chuyến đi của sứ bộ với vua Quang Trung. Khi qua biên giới, ông