vào tay thống trị của ngoại bang; rằng sự biến đổi ấy sẽ
làm cho chúng ta mất bao nhiêu lợi mà hiệp ước đáng lẽ phải
mang lại cho ta, tức cho chúng ta vào buôn bán tại Bắc kỳ; sự
biến đổi ấy sẽ đưa vào vòng nguy hiểm khôn lường năm trăm
ngàn giáo dân mà chúng ta được giao trách nhiệm bảo vệ họ;
nó sẽ phá hoại cùng một lúc cả nền an ninh và tương lai. Sự
chiếm đóng của chúng ta tại miền nam Nam kỳ mà chúng ta
đã phải chịu bao nhiêu hy sinh lớn lao mới xây đắp được lên;
rằng đứng trước những điều bất trắc có thể xảy ra đó,
chúng ta thấy cần phải nắm được những điều cam kết và
chiếm đóng thành Kẻ Chợ, tức là Hà Nội, và một trong những
điểm tại bờ biển, với nhũng lực lượng vũ trang đầy đủ để một
mặt, chặn đứng quân nổi loạn, mặt khác, dẹp yên bọn cướp biển;
rằng tôi rất tiếc buộc lòng phải làm như vậy mà không có sự
thỏa thuận trước của chánh phủ An Nam; rằng tôi buộc phải
hành động gấp rút, không chậm trễ vì những báo cáo đáng lo
ngại mà tôi nhận được về tình hình phát triển của bọn nổi loạn,
về những lời than oán của giáo dân và những trì trệ liên tiếp
trong việc cử một đoàn đại diện toàn quyền vào Sài Gòn;
rằng tôi sẽ duy trì sự chiếm đóng ấy cho tới khi nào có một
hiệp ước đảm bảo cho tôi yên tâm về số phận những người
đồng tôn giáo của chúng ta, trả lại tự do buôn bán và cho
phép, ít ra cũng gián tiếp, chúng ta góp phần gìn giữ trật tự
an ninh trong xứ sở loạn lạc sâu sắc và tai hại này; rằng tinh
thần hữu nghị của tôi, vẫn y nguyên như họ có thể xác định
được, bằng cách cử tới Sài Gòn một vị đại diện toàn quyền của
họ.
“Dù tôi có đặt vào giả thiết nào đi chăng nữa, thưa ngài Bộ
trưởng, thì vẫn có đầy đủ lý do chính đáng để biện bạch cho sự
hiện diện vũ trang của chúng ta tại Bắc kỳ” (…)