Kết cuộc sẽ ra sao? Dựa vào sự đồng tình của tôi, liệu chánh phủ
An Nam có can đảm và sức mạnh để buộc ông Dupuis rút đi hay
không? Hay là vẫn theo thói quen do sự yếu đuối của họ chi phối,
họ còn trì hoãn để rồi yêu cầu tôi can thiệp một lần nữa.
“Trong giả thuyết thứ nhất, tôi sẽ nói rõ cho triều đình Huế
biết rằng: tôi nhận được hai người đồng bào chúng ta những
bản báo cáo hoàn toàn trái ngược với những lời họ đã kể cho
tôi; rằng vì thiếu những bản báo cáo ngoại giao viết và hợp
lệ, mà họ cứ một mực khước từ không chịu làm, tôi không có
phương tiện nào khác để nắm được vấn đề một cách chính
xác, ngoài một cuộc điều tra tại chỗ.
Trong giả thuyết thứ hai, trái lại tôi sẽ trình bày rằng: vì ông
Dupuis đã khước từ lời yêu cầu của tôi, tôi chỉ có thể buộc ông
ta tuân phục bằng cách gửi ra Bắc kỳ một lực lượng vũ trang
bắt buộc ông ta tôn trọng quyết định của tôi.
Nhưng dù khẳng định của ông Millot có thế nào chăng nữa ta
phải dự định trường hợp ông Dupuis sẽ tuân theo yêu cầu của
tôi và tự ông ta rời bỏ Bắc kỳ. Khi ấy, ta sẽ tìm cách nào để
xuất hiện tại Bắc kỳ mà không phải dứt hẳn mối quan hệ của
chúng ta đối với những ông láng giềng quỷ quyệt ấy. Sự kinh
tởm của họ đối với trường hợp các quan hệ ngoại giao bị cắt
đứt sẽ tạo cho ta điều kiện dễ dàng để thực hiện cái ý đồ của
chúng ta đó.
Chỉ cần gợi ra cho họ thấy rằng; theo những báo cáo chính
xác, được xác nhận do những hành vi đã làm, để đuổi một người
bình thường thôi, chứng minh rằng Bắc kỳ đang ở trong tình
trạng vô chánh phủ có thể gây niềm lo ngại rằng quyền uy
của nhà vua, chẳng bao lâu sẽ bị lật đổ và do đó, đất nước rơi