Châu thổ sông Hồng, nhằm một cuộc chiếm đóng lâu dài và vĩnh
viễn”
Nhưng ở Paris, người ta chống đối chuyện đó. Bên lề báo cáo
của Dupré ngày 17/3/1873, người ta đọc được lời ghi chú sau đây, do
chính tay Bộ trưởng ngoại giao viết:
“Ông Đô đốc cứ nhất định tiến hành chiến tranh và chúng
ta sẽ khó lòng ngăn cản ông ta được. Tuy nhiên, vẫn cứ cần
phải ngăn cản, và ngăn cản một cách cụ thể nhất”
.
Công tước De Broglie cũng có thái độ khẳng định như vậy, khi ông
ta trả lời Senez:
“Dù vì duyên cớ nào và do bất cứ động cơ nào cũng không
được đưa nước Pháp dính líu vào Bắc kỳ!”
Tại Sài Gòn, Dupré và Millot đã hoàn toàn nhất trí với nhau,
Millot tuyên bố rằng…
“… Dupuis tự cho là có thể đuổi các quan lại Huế ra khỏi Bắc
kỳ, khôi phục triều đại nhà Lê và đặt cả xứ ấy dưới quyền
bảo hộ của Pháp, không phải tốn một đồng xu hay phải mất
người lính nào. Nếu ngài Thống đốc muốn hành động lấy
tự mình thì chỉ cần 200 quân là đủ để biến Bắc kỳ thành một
thuộc địa Pháp”
Dupré đã tin tưởng từ trước. Ông ta quyết tâm ủng hộ Dupuis,
bảo đảm cho y vay 30.000 đồng bạc và bảo Millot khuyên y nên kiên
nhẫn trong khi chờ đợi ông ta can thiệp – và sự can thiệp đó sẽ xảy
đến không đầy ba tháng sau. Ngày 28/7/1873, ông ta gửi về cho
Bộ trưởng Hải quân một bức thư mật rất dài. Sau khi nhắc lại rằng