BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 235

quan hệ giữa Pháp và Việt Nam xuất phát từ các điều khoản của
Hiệp ước 1862 và việc y chuyển gạo, muối, lên Vân Nam là trái với
hiệp ước và trái với luật nước, nếu không có giấy cho phép của nhà
chức trách địa phương Việt Nam.

Nhưng Dupuis cho rằng bản hiệp ước chỉ đáng cho y quan tâm

khi nào nó có lợi cho bản thân y: y đặt bản hiệp ước dưới giấy phép
của các quan chức Trung Quốc và ngang nhiên trả lời rằng, y chẳng
cần đến giấy phép của các nhà chức trách Việt Nam. Nói đoạn, y
đứng lên và đi ra, không đếm xỉa gì đến thái độ của y, đối với vị
Thống chế. Về sau, y vẫn giữ thái độ thô bỉ hỗn xược ấy. Rồi y
tiếp tục từ Hà Nội lo việc buôn bán kinh doanh của mình. Y từ bỏ
không gửi số muối, gạo kia lên Vân Nam nữa, ít ra là trong lúc này;
nhưng y vẫn vờ lên mặt không coi các nhà chức trách Việt Nam ra gì.

Giữa lúc đó, ngày 13/7/1873, y bị thất vọng vì bức thư trả lời của

Sài Gòn: y đã nhờ Millot vào Sài Gòn để yêu cầu giúp đỡ thì Sài Gòn
lại trả lời y bằng thư ngỏ qua tay các nhà chức trách Việt Nam… Qua
bức công hàm này, Dupré bảo y hãy theo yêu cầu phía Việt Nam và
rút lui khỏi xứ Bắc kỳ, bởi y đã chở súng đạn lên Vân Nam và đã
được trả bằng thiếc. Ông không ngần ngại thêm rằng, nếu
Dupuis không thi hành đúng theo yêu cầu đó, người Việt Nam có thể
áp dụng mọi biện pháp mà họ thấy thích hợp để tống đuổi y đi, và
khi đó y sẽ tự trách mình về những hậu quả có thể xảy ra cho y và
người của y.

Vậy có phải chăng là một sự thay đổi ý kiến của ông Đô đốc-

cầm quyền? Không! Đây là một thủ đoạn giả vờ để lừa các nhà
đương cục Huế.

Về phía mình, thiếu tá Senez, cũng đã chủ động viết thư về

cho Paris, ngày 5/6/1873, xin với Paris “cho phép ông ta, tuy có
nhiều khó khăn hiện tại, được dùng vũ lực để lập đồn trú ở vùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.