tuyệt đối không thay đổi gì trong quan điểm của y. Mặc dù Paris
không đồng ý, ông Đô đốc sẽ cứ tiến hành cuộc viễn chinh “của
ông ta” và cuộc “chinh phục” của ông ta. Garnier sẽ làm gì tùy ý
muốn, có nghĩa là theo ý muốn của Dupré.
Đặt chân lên đất Bắc kỳ và được các nhà chức trách Việt Nam
tiếp đón tử tế, ngày 26/10/1873, Garnier biên thư cho Dupuis:
“… Tôi đến… với trách nhiệm chính thức là tiến hành một cuộc
điều tra về những việc ông khiếu nại đối với chánh phủ An
Nam và những lời phàn nàn của họ đối với ông. Nhiệm vụ của
tôi không chỉ giới hạn ở chuyện ‘đó’. Đô đốc muốn chấm dứt
tình trạng mập mờ về việc buôn bán của nước ngoài ở Bắc kỳ
và tùy khả năng, góp phần vào cuộc bình định xứ ấy. Tôi
trông chờ ở kinh nghiệm của ông về xứ này để giúp tôi giải
quyết đúng đắn vấn đề khó khăn này (…)
Nhưng ít nhất tôi cũng có thể báo trước để ông đề phòng
những tin đồn đại sai sự thật mà người An Nam không khỏi
tung ra về mục đích của việc tôi ra Bắc kỳ lần này; đồng
thời, tôi có thể khẳng định một cách quả quyết rằng, Đô đốc
sẽ không chịu bỏ qua một lợi ích thương mại đã được ký kết. Đô
đốc cũng đã có những biểu hiện không chút mập mờ, về tình
cảm của Đô đốc với công cuộc ông đang theo đuổi”
.
Tuy chính thức là được cử đi điều tra về Dupuis, Garnier vẫn
không hề che đậy cảm tình của hắn đối với Dupuis, hơn nữa không
ngần ngại liên kết với y.
Garnier dùng thuyền mành qua vùng châu thổ, ngược lên Hà
Nội. Dupuis, trên chiếc “Man Hao” (Mạn Hảo?) ra đón và tuyên bố
chịu tự dựng mình cho kẻ tới phân xử mình, khẳng định hoàn toàn
nhất trí với Garnier trong hành động.