Chánh phủ Huế, cũng như các quan chức Hà Nội không thể
thông qua những hành động độc đoán, đơn phương, bất chấp luật
lệ và chủ quyền đất nước không có một giá trị pháp lý nào, và trái
với Hiệp ước 1862, như vậy. Triều đình Huế viết thư cho Garnier
rằng hắn đã can thiệp vào một công việc không thuộc phạm vi của
hắn và Huế sẽ báo cho các nước láng giềng (Hồng Kông) biết sự
việc này. Trong lúc chờ đợi, Nguyễn Tri Phương xúc tiến việc chuẩn
bị bố phòng, tổ chức bao vây kinh tế, tìm cách cản đường sông
Hồng.
Garnier thử một lần cuối cùng, dùng chính sách đe dọa gửi cho
Nguyễn Tri Phương một bức thư láo xược, ngày 19/11/1873.
“… Ngài ra lệnh rằng bất cứ đơn khiếu nại gì, phàn nàn gì,
phải qua mắt Ngài trước khi đến tôi. Điều ấy không được
đâu, thưa Ngài Thống chế. Tôi đâu phải là một tên đầy tớ
của chánh phủ An Nam, đến Hà Nội để làm tên thừa hành thực
hiện sự nghiệp cao cả của họ. Tôi đến đây, đại diện cho các lợi
ích của văn minh và của nước Pháp để làm dịu bớt làn sóng bất
bình của mọi người, hợp pháp hóa tình hình thương mại, đề
phòng những chuyện phức tạp tương tự như những chuyện do
việc ông Dupuis đến Hà Nội gây nên…
… [triều đình Huế] đã để cho tôi lên tới đây: tôi sẽ ở lại đây.
Tôi sẽ tự do xem xét tình hình mọi mặt và sẽ quyết định với
ngài, hoặc không có Ngài, những biện pháp mà tôi thấy cần
thiết nhằm trả lại sự phồn vinh và cuộc sống cho vùng
này…
Tôi tuyên bố với các thương gia rằng nước Pháp cam kết
vĩnh viễn bảo hộ họ; rằng bàn tay nước Pháp sẽ không bao giờ
rời khỏi họ; rằng nước Pháp sẽ chăm sóc quyền lợi cho của