BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 251

Thanh Giản sang Pháp, và giữ những người kia lại để trả lại Huế theo
yêu cầu của chánh phủ Việt Nam.

Con trai của Thống chế, là Nguyễn Lâm, ghé Hà Nội thăm cha

và bị giết chết trong cuộc chiến.

Nguyễn Tri Phương bị thương nặng và bị bắt làm tù binh. Giám

mục Puginier đến an ủi ông, người anh hùng Việt Nam còn đủ sức trả
lời như sau:

“Sao! Chính ông, thủ lĩnh các giáo sĩ Pháp, đến đây để thưởng
thức cái giờ hấp hối của tôi ư? Ông không muốn để tôi chết
được yên ổn ư?

Chắc ông đã được hoàn toàn thỏa mãn, vì nhờ ông, nhờ những
lời chỉ bảo của ông, mà lũ cướp người Pháp ấy đã lấy trộm mất
của chúng tôi xứ Nam kỳ và sẽ còn lấy trộm cả xứ Bắc kỳ nữa.
Nguyện vọng cao cả của tôi, sau bao nhiêu thảm họa, là được
chết đi càng nhanh càng tốt!”

(24)

Sống đã chiến đấu anh dũng trên khắp mọi chiến trường

như một anh hùng, chết, vị Thống chế cũng muốn chết như anh
hùng. Sau Puginier, Nguyễn Tri Phương trả lời cho Francis Garnier:

“Một chiến sĩ phải chết, và chết giữa chiến trận không phải
là một cái chết nhục nhã.”

Vị Thống chế 74 tuổi đó từ chối những câu an ủi, cũng như

những ân huệ của kẻ thù, những sự chăm sóc thuốc men của chúng.
Ông giật tung tất cả băng bó trên mình, rồi nhịn ăn mà chết.

Triều đình Huế, khi được báo tin về những sự kiện nghiêm

trọng xảy ra tại Hà Nội, liền phái ra Bắc Trần Đình Túc, Nguyễn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.