BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 260

đốc còn nói thêm rằng: nếu nước Đại Nam đồng ý nhượng
cho Pháp ba tỉnh đó thì ông ta sẽ thu xếp để rút bớt cho một
triệu sáu trăm ngàn đồng vào số tiền bồi thường chiến
phí. Hơn nữa ông còn hứa hằng năm ông sẽ cho một chiếc tàu
thủy đi kiểm tra bọn cướp biển. Nhưng nước Đại Nam không
muốn chấp nhận sự nhượng bộ này, vì vậy mà sự bồi thường
đó cho đến nay vẫn chưa được giải quyết. Hiện nay, nếu ông
thống đốc chấp nhận điểm thứ nhất mà chúng tôi vừa trình
bày trên đây và trả lại ba tỉnh miền Tây cho nước Đại Nam, thì
nước chúng tôi sẵn sàng trả đầy đủ số tiền bồi thường đó.

Điểm 3: Tại điều khoản IV Hiệp ước 1862 có nói: ‘Nếu sau này
nước Đại Nam ký kết với các nước khác và muốn nhượng một
phần lãnh thổ cho một nước khác, lúc đó nếu
Hoàng đế
người Pháp thỏa thuận cho sự nhượng đất ấy thì nước Đại
Nam có thể cứ làm; bằng không thì thôi’. Chúng tôi coi những
lời trên đây là không hợp lý vì rằng lãnh thổ nước Đại Nam là
do Hoàng đế nước Đại Nam quản lý; quyền đánh giá và
quyết định là quyền của Hoàng đế Đại Nam. Nếu trong
bất cứ việc gì, Hoàng đế Đại Nam cũng phải có sự hội ý với
Hoàng đế nước Pháp thì luật tương giao đòi hỏi khi nước Pháp
muốn ký kết với bất cứ một nước nào, nó cũng phải hội kiến
với Hoàng đế Đại Nam. Đó là một điều bất khả, bởi vì hai
nước khác đều là những nước độc lập, họ ký kết với nhau thoải
mái mà không có điều khoản nào tương tự xen lẫn vào các hiệp
ướ

c của họ. Cho nên chúng tôi yêu cầu hủy bỏ điều khoản ấy

đi.

“Tháng 5, ngày 25”

(3)

Những yêu cầu đó, tuy rất hợp lý và công bằng, không được

ông Đô đốc Pháp lưu ý đúng mức. Người ta dự đoán có thể Dupré từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.