BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 266

Lời lẽ trong bức thư của Đô đốc d’Hornoy không chỉ là lời lẽ của

ông Bộ trưởng Hải quân, cấp trên trực tiếp của ông Đô đốc-cầm
quyền Nam kỳ, mà là lời lẽ của chính tư tưởng chánh phủ Cộng hòa.
Đáp lại mong muốn của chánh phủ Pháp thiết lập một chế độ bảo
hộ tại Việt Nam, sẵn sàng hy sinh một vài quyền lợi nhỏ, ví dụ việc
trả lại cho triều đình Huế quyền cai trị ba tỉnh miền Tây Nam kỳ.
Về phần Dupré, ông ta gạt đi những quan điểm hợp lý, hợp tình đó,
của ông Bộ trưởng, không nói gì đến trong bức thư ngày 27/10 của
ông ta. Ông ta còn nói công khai rằng còn lâu mới tán thành chuyện
trả lại ba tỉnh đó cho triều đình Huế.

Có thể là tình hình nước Pháp sau cuộc chiến tranh Pháp - Đức,

với những khó khăn tài chính, những khốn khổ, nhục nhã, chiếm
đóng… đã để lại một ảnh hưởng tốt trong thái độ ứng xử của các nhà
lãnh đạo Pháp, do đó mà họ có được một tâm hồn rộng rãi, như bức
thư của Đô đốc d’Hornoy làm nổi bật lên. Nếu như phái đoàn Việt
Nam có thể sang Pháp như người ta mong ước ở Huế, để điều đình
trực tiếp với Paris chớ không bị kềm lại để điều đình tại Sài Gòn,
thì Lê Tuấn có thể hoàn toàn thành công như Phan Thanh Giản
trước đó.

Và bốn hôm sau vụ bạo động của Garnier ở Hà Nội, ngày

24/11/1873, trong một bức thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao, Dupré viết:

“… Ông Garnier đang ở Hà Nội, không có chống đối… Dân An
Nam không tìm cách trục xuất Garnier như đã trục xuất
Dupuis, vì sự có mặt của Garnier tại Hà Nội đảm bảo cho Bắc
kỳ khỏi có những cuộc mạo hiểm mới và cho cuộc đàm phán của
chúng ta một điểm tựa tuyệt vời. Nếu họ đòi trục xuất Garnier
thì tôi sẽ trả lời bằng một yêu cầu ký kết hiệp ước.

Về vấn đề này tôi không dự tính sẽ không xảy ra chuyện gì
phức tạp,
không cần thiết phải tăng cường chi phí, không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.