Tại Huế, Philastre được đón tiếp lạnh nhạt: làm sao có thể vừa
điều đình, vừa cưỡng bách được?
Sau khi nghe tin về sự việc vừa xảy ra tại Hà Nội và những hành
động của F. Garnier mà ông ta cho là tai hại, ông tự ý quyết định ra
Hà Nội và gặp các phái viên của Huế đang thảo luận với Garnier.
Như vậy, ông ta có thể kiềm chế Garnier lại và áp dụng những chỉ
thị đã nhận được. Nguyễn Văn Tường đi với ông ta.
Vừa đến cửa sông Hồng, Philastre hay tin Garnier đã chết. Ông
ta liền thay vào chỗ viên trung úy Hải quân Esmez, người tạm thay
Garnier để tiếp tục việc điều đình.
Cái chết của đồng sự làm cho ông ta sửng sốt và chắc chắn là
rất xúc động. Nhưng bản thân ông ta rất phản đối những biện
pháp Garnier đã dùng ở Bắc kỳ. Trước đó ít lâu, ông ta có viết cho
Garnier:
“… Anh có nghĩ đến cái nhục sẽ đổ xuống trên đầu anh và
trên đầu chúng ta, khi thiên hạ biết rằng người ta cử ra để
đuổi một tên lưu manh nào đó, và để giải quyết ổn thỏa với các
nhà đương cục An Nam thì anh lại đi liên kết với tên du thủ du
thực ấy mà bắn vào những người không hề tiến công anh
và không có phương tiện để tự vệ.”
Ngày 20/12/1873, Dupré đã gửi cho Garnier những chỉ thị cụ thể
bảo anh ta tạm đình hoặc hủy bỏ đi những biện pháp thương mại mà
anh ta đã đặt ra, và giữ Bắc kỳ trong tình trạng đóng kín chờ ký hiệp
ướ
c mới. Những chỉ thị ấy không bao giờ được thi hành.
Đến Hà Nội ngày 3/1/1874, dĩ nhiên cũng mang theo những chỉ
thị ấy, Philastre ký quy ước với Nguyễn Văn Tường, ngày 5/1 và 6/2