để rút quân Pháp ra khỏi thành Ninh Bình, Nam Định và Hà Nội và
trả lại những thành phố đó cho nhà chức trách Việt Nam. Ngày
16/2/1874, ông ta rời Bắc kỳ.
Giữa lúc Philastre và Nguyễn Văn Tường đang trên đường đi ra
Bắc, Dupré nhận được tin Garnier bị giết. Ông Đô đốc hốt hoảng.
Tin đồn đại về một tòa án binh đang đè nặng lên đầu ông ta. Ngày
4/1/1874, trong một bức thư gửi Bộ trưởng Hải quân, ông ta cố tình
trút trách nhiệm xuống đầu Garnier.
Tuy sứ mệnh của Philastre và Nguyễn Văn Tường, ở Huế, đạt
được một phần thắng lợi, tuy về phía mình, vua Tự Đức cũng chờ
đợi cuộc đàm phán và lợi dụng cơ hội để chứng tỏ “lòng biết ơn” của
mình đối với Dupré - nếu quả có sự biết ơn thật, theo cách riêng
của nhà vua, là gửi tặng Dupré một tấm huân chương bằng vàng,
Dupré vẫn không thể nào hoàn toàn vui sướng. Qua cái tang của
Garnier và những trường hợp đã diễn ra cái chết này, xác của
Garnier bị chặt đầu, rất lâu sau những trận chiến đấu đẫm máu
mới tìm được, đã làm kế hoạch của ông Đô đốc bị đảo lộn, những
điều kiện khắc nghiệt mà ông ta hằng mơ ước áp đặt (cho Việt
Nam) bị tan thành mây khói, ngoài mối nguy cơ có thể bị đưa ra tòa
án binh; nhưng rồi bản hiệp ước của ông cuối cùng ông cũng ký
kết được.
Và nếu như ông Đô đốc-cầm quyền rất lo sợ trước những sự
kiện nối tiếp nhau quá nhanh thì chánh phủ Pháp còn lo sợ gấp
mấy. Chánh phủ đã thông báo sự phản đối của mình đối với mọi
hành động quân sự; như thường lệ chánh phủ cứ để cho dùng quyền
lực nhẹ nhàng nếu tóm vén gọn gàng không tiếng tăm. Nhưng lần
này không phải như vậy.
Sau khi đã báo điện cho các cấp trên biết việc chiếm thành Hà
Nội, rồi cái chết của Garnier, ngày 10/1/1874, Dupré gửi một bản