BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 301

Quả thật, bản hiệp ước ấy, về mặt liên quan tới chúng ta mà
nói thì nó chứa đựng phần lớn những nhiệm vụ thuộc phận sự
của một nước nhận vai trò bảo hộ mà thực ra chẳng thu được
một lợi ích nào, từ vai trò ấy.
Trong khi nước An Nam có thể
yêu cầu sự giúp đỡ của chúng ta để chống lại những điều
nguy hiểm nội địa hoặc cả bên ngoài, đe dọa chủ quyền của họ
thì tại Việt Nam chúng ta lại không thể viện dẫn vai trò đó để
đòi hỏi quyền ưu thế ngoại giao.

Hậu quả của tình thế mập mờ đó là nó đã thúc đẩy nước Anh,
rồi nước Đức đòi hỏi được đặt các lãnh sự chính thức bên cạnh
vua Tự Đức, ngang hàng với chúng ta. Tây Ban Nha, vượt quá
cả những yêu cầu ấy, hôm nay đang toan hòng buộc chúng ta
phải chấp nhận cho nhân viên của họ, khi cần có thể thay
nhân viên chúng ta thu thuế hải quan.

Tôi cần nói rằng: tình thế này, sở dĩ xảy ra là do Hiệp ước
1874 tuy rõ ràng là được soạn thảo nhằm mục đích đặt nền
bảo hộ của chúng ta lên Bắc kỳ nhưng lại không hề nói đến
chữ ‘bảo hộ’. Kết quả là các đại diện của chúng ta, tuy có một
lực lượng vũ trang làm chỗ dựa, có cái chức vị lãnh sự, nhưng, vì
họ chưa được chính thức trao quyền hành cho nên trên thực tế
họ không phải là nhân viên của một nền bảo hộ mà họ đang
thực thi một phần, cũng không phải những nhân viên lãnh sự,
bởi họ không có quyền tài phán.

Những sự kiện xảy ra mà Bắc kỳ, hôm nay là sân khấu (quân
Trung Quốc đóng tại biên giới Bắc kỳ),
lại tạo nên một sự
phức tạp mới nữa, làm cho chúng ta đã gặp khó khăn phức tạp,
lại càng phức tạp khó khăn hơn và chúng ta sẽ không làm sao
tránh khỏi được sự cần thiết phải nghĩ đến những hậu quả tai
hại mà một cuộc nổi loạn nghiêm trọng có thể mang đến cho
đường lối chính trị của chúng ta tại xứ này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.