toànquyền Pháp tại Bắc Kinh gởi về cho ông những giải thích rành
mạch.
Nếu Công tước Decazes căn cứ trên nền độc lập của Việt Nam
nghĩ rằng khi Việt Nam giải phóng khỏi quan hệ chư hầu với Trung
Quốc rồi Pháp sẽ dễ dàng áp đặt cho Việt Nam đường lối chính trị
mà họ muốn, còn Đô đốc Duperré thì không lo ngại gì về những
mối quan hệ giữa Huế với Bắc Kinh, là vì ông ta luôn luôn tin ở
một nền bảo hộ lý tưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Cả Brenier de Montmorand cũng khuyên nên thận trọng. Trong
thư trả lời ngày 30/9/1877 cho Bộ trưởng Ngoại giao, ông nói rằng:
nếu Trung Quốc không hề phản đối gì, cũng không yêu cầu một
lời giải thích nào về Hiệp ước 1874 thì nên tìm hiểu lý do của sự im
lặng đó, không phải một sự im lặng có nghĩa là đồng ý mà có thể là vì
họ không muốn gây chuyện rắc rối cho mình, lúc này hoặc giả vì
họ chưa nắm được tầm quan trọng cũng như nội dung ý nghĩa của
chữ “bảo hộ”
Dựa trên lời tuyên bố của Cung Thân vương, chủ tịch Tổng lý Nha
môn, ông cho rằng: “Trung Quốc không thể từ chối giúp đỡ và
bảo vệ một chư hầu của mình”, đại sứ toàn quyền Pháp tại Bắc
Kinh lưu ý rằng Việt Nam dường như, trên thực tế có hai nước bảo
hộ: Pháp và Trung Quốc.
Sau đó, trong bức thư ngày 25/3/1878, báo cáo với Bộ trưởng
Ngoại giao, Waddington về việc phái đoàn ngoại giao Việt Nam đã
về nước, Brenier de Montmorand phát biểu ý kiến như sau:
“Phải chăng có gì kỳ quặc cho bằng việc một Quốc trưởng
từng bắt chúng ta coi như một vị Hoàng đế, như một vị
Hoàng thân trị vì, mà chúng ta đã đặt một sứ quán bên cạnh,
mặt khác lại tiếp tục đóng vai trò một ông vua hạng nhì đối