… Nếu điều II (của Hiệp ước 1874) nói là nước Pháp thừa nhận
nền độc lập trọn vẹn của Việt Nam đối với tất cả các nước
ngoài, dù là nước nào thì điều III cũng nói rằng nhà vua An
Nam cam đoan sẽ không thay đổi gì trong quan hệ ngoại giao
của mình hiện nay. Mâu thuẫn quá rõ ràng và nếu chúng ta
dựa trên điều II để phá mọi dấu vết mối quan hệ cũ giữa
Trung Quốc và Việt Nam thì liệu chúng ta có thể có nguy cơ
vấp phải một sự phản đối cụ thể từ phía một trong số các
chánh phủ có liên quan hay cũng có thể là tất cả các chánh phủ
đó, nếu họ căn cứ trên điều III hay không?”
Duperré không chia sẻ nỗi lo sợ của Kergaradec. Ông ta không
đếm xỉa gì đến cái “hành động có tính chất thuần túy xã giao,
không mang ý nghĩa thắt chặt mối quan hệ chư hầu đã mất đi
từ lâu rồi ấy.”
Nếu thống đốc Nam kỳ không màng quan tâm đến chuyện
Việt Nam cử sứ đoàn sang Trung Quốc thì ông Bộ trưởng Ngoại giao
Pháp lại có ý kiến khác.
Công tước Decazes coi sự có mặt của quân đội Trung Quốc có
trách nhiệm chiếm đóng các huyện biên giới, theo yêu cầu của
chánh phủ Việt Nam, có thể làm nảy sinh những mối nghi ngờ đối
với thực trạng tình hình mà nước Pháp muốn thiết lập tại Bắc kỳ
và có vẻ đối lập một cách không lợi với những lời tuyên bố của
Pháp, nhằm xóa bỏ mọi dấu vết chế độ chư hầu của Việt Nam
đối với Trung Quốc. Ông tự hỏi xem sự thờ ơ của Trung Quốc
trước sự việc xảy ra tại Nam kỳ xa xôi có thể như thế hay không, nếu
lần này xảy ra tại nước láng giềng kế cận với bọn Bắc kỳ, mà quân
đội của họ, hơn nữa năm ngoái được phép đi lại tự do?
Muốn biết rõ về điểm này để hướng ông ta chọn một đường lối
chính trị liên quan, ông Bộ trưởng Ngoại giao yêu cầu đại sứ