với Trung Quốc, vì đã chịu lễ thụ phong từ Trung Quốc, mà từ
1879 không những ông ta không hề dám công khai và trịnh
trọng phản đối một lời nào, lại còn tiếp tục nhận nhiệm vụ từ
Trung Quốc giao phó.”
Người Pháp không phải là những người duy nhất chê trách thái
độ đó của Việt Nam đối với Trung Quốc và sự thần phục nô lệ mù
quáng đó của triều đình Huế. Chính người Việt Nam là những
người liên quan nhiều nhất cũng rất phẫn nộ.
Hơn nữa thái độ kiên trì của Tự Đức chỉ biết nhìn về phía Trung
Quốc phong kiến rất nguy hiểm về nhiều phương diện khác
nhau: trước hết từ cuộc “chiến tranh nha phiến” lẫy lừng, Trung
Quốc không còn là một cường quốc mà Việt Nam sùng bái nữa;
nhưng mặt khác, những hành vi có hệ thống đó chỉ có hại cho họ,
làm cho người Pháp lo sợ, và vô tình góp phần xúc tiến một hành
động bạo lực mới của Pháp. Việc quân đội chính quy Trung Quốc
xâm nhập vào Việt Nam với sự cho phép của Tự Đức nhằm phối
hợp với quân đội Việt Nam tổ chức diệt trừ bọn Lý Dương Tài và các
đảng cướp làm cho Paris lo ngại.
Ngày 30/12/1870, Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa Pháp viết
cho Bộ Ngoại giao một bức thư tay, có ghi chú “tối mật để chánh phủ
Tây Ban Nha khỏi biết trước các dự định của chúng ta và tìm cách
ngăn cản”, ông nói về tình hình Bắc kỳ như sau:
“Tình hình chúng ta tại Bắc kỳ đã gây nhiều điều lo lắng
thường xuyên và chính đáng cho hai bộ của chúng ta; và chúng
ta đã nhiều lần phàn nàn về sự thiếu chính xác và về lỗ
hổng của bản hiệp định đã ràng buộc chúng ta với triều đình
Huế về phương diện này.