Nhà vua chưa dự kiến trước được, thì vị Giám mục nói trên
phải đồng ý trong chừng mực mà những yêu cầu ấy không
làm thiệt hại gì cho quyền lợi của nhân dân mà Nhà Vua vừa là
người cha, vừa là người bảo vệ; vị Giám mục nói trên, là người
thông hiểu phong tục tập quán người Nam kỳ, sẽ chỉ rõ cho
triều đình Pháp thấy rõ rằng hiệp định ông ta muốn ký
kết với Pháp chỉ có giá trị vững bền khi những điều kiện ký
kết thật sự công bằng và có lợi cho cả hai nước.
14/ Sau cùng, Nhà vua sẽ nói cho Giám mục Adran rằng, khi
giao phó vào tay vị Giám mục số mệnh của chính Nhà vua và
của thần dân, là Nhà vua chờ đợi ở vị Giám mục sẽ vì lòng
chân tình gắn bó với bản thân Nhà vua mà mang hết tinh
thần khẩn trương do thời cuộc đòi hỏi, cũng như tất cả sự
khôn ngoan chín chắn của mình, sự khôn ngoan chín chắn
này đã được Nhà Vua luôn luôn thừa nhận để tiến hành công
cuộc đàm phán; kết quả thành công trong trọng trách mà vị
Giám mục đã đảm đương một cách nhiệt tình và qua những sự
hy sinh lớn lao sẽ phụ thuộc vào công việc đàm phán đó. Sau
nữa, bằng cách làm sáng ngời lòng nhân từ của Đấng Tối
cao mà vị Giám mục thờ phượng, cũng như lòng nhân hậu của
Đức vua mà mình là kẻ bầy tôi, sự thành công của việc đàm
phán nói trên, vị Giám mục sẽ mãi mãi xứng đáng với những lời
ca ngợi và lòng biết ơn của Đức vua và cả đất nước Nam kỳ.
“Được” bàn bạc thảo luận tại Hội đồng Hoàng gia ngày mồng
10 tháng 7 âm lịch, năm thứ 13 niên hiệu Cảnh Hưng
(18/8/1782)
Vậy là, trước mặt bá tước De Montmorin, Bộ trưởng Ngoại giao
Pháp, một vị Giám mục người Pháp, được một Hội đồng có tính khả
nghi trao quyền hành, đại diện lợi ích của một ông vua bị dân chúng