BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 35

quyền hành ông được giao phó…. “Vua Nam kỳ sẽ chịu trách nhiệm,
hoặc bằng cách cung ứng vật liệu, hoặc bằng cách chi tiền trực
tiếp, theo những bản dự toán sẽ thiết lập sau, xây dựng những
công trình an ninh và phòng thủ đầu tiên như thành lũy, trại lính,
bệnh viện, kho hàng, những cơ sở quân sự, nhà ở

(11)

. Ngoài ra, ông

còn cam kết sẽ thuyết phục Nguyễn Phước Ánh phê chuẩn hiệp ước
ông vừa ký kết.

Bề ngoài, vị Giám mục có vẻ đã thành công mỹ mãn; thực ra,

năm ngày sau khi ký Hiệp định, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp nhận xét
rằng ở Pháp chưa có đủ yếu tố để đánh giá thắng lợi của một cuộc
viễn chinh xa xôi như vậy, đã gửi ngày 2/12/1787, không cho vị Giám
mục hay, những chỉ thị cho bá tước De Conway, tư lệnh quân đội
Pháp tại Ấn Độ, bảo ông ta phải dựa vào hoàn cảnh thực tế mà tiến
hành, hoặc hoãn lại cuộc viễn chinh:

“Thưa ông, Đức vua đã quyết định viện trợ cho vị Hoàng thân
Nam kỳ, do Giám mục Adran đã qua Pháp kêu gọi lòng tốt của
Người. Đức vua đã chọn ông làm Tư lệnh cuộc viễn chinh và
lãnh đạo cơ quan sẽ được thiết lập sau đó. Ý đồ của Người bộc
lộ rất rõ qua những chỉ thị kèm theo thư này, một chỉ thị cụ thể,
ông sẽ vận dụng theo chiều hướng nào do sự khôn ngoan lựa
chọn và một chỉ thị mật. Chỉ thị mật này để ông được chủ động
tiến hành, hoặc trì hoãn lại cuộc viễn chinh tùy ý kiến riêng
của ông về những tài liệu mà ông đã nhận hoặc có thể
nhận.”

(12)

Đồng thời với những chỉ thị mật đó gửi bá tước De Conway, cùng

ngày hôm ấy, de Montmorin biên thư cho hiệp sĩ d’Entrecasteaux,
Toàn quyền các đảo Iles de France và Bourbon:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.