truất phế và đuổi đi, phải trốn tránh ở nước ngoài: Nguyễn Phước
Ánh.
Có thể giả thiết rằng dưới con mắt của vị Giám mục, những lợi
ích của nước Pháp và của Tòa thánh được đặt lên trước lợi ích của Việt
Nam. Nhưng khi thấy rõ cách thức mà những nhà truyền đạo nhận
định vai trò truyền giáo của mình, người ta sẽ hiểu sự ngờ vực mà
dân chúng và nhà cầm quyền Việt Nam có, đối với họ.
Dù sao, người ta vẫn thảo luận những đề nghị của Pigneau de
Béhaine tại Versailles, Bộ Ngoại giao tỏ ra dè dặt. Vị Giám mục không
hề nản lòng, lôi kéo được một số nhân vật cao cấp ủng hộ. Ông đã
đi đến chỗ tự mình đứng ra bảo vệ cho những đề nghị của ông,
trước mặt vua Louis XVI, Bộ trưởng Bộ Hải quân Castries và Bộ
trưởng Ngoại giao Montmorin.
Ngày 28/11/1787, nhân danh Nguyễn Phước Ánh, Giám mục
Adran ký kết với bá tước De Montmorin, đại diện cho vua Louis XVI,
văn kiện ngoại giao đầu tiên giữa nước Pháp và nước Việt Nam
,
tại phòng Hiệp định của Bộ Ngoại giao, nay là Thư viện Versailles.
Qua hiệp định này, Nguyễn Phước Ánh cam kết, một khi đã
chiếm lại được ngôi vua, đất nước thái bình sẽ nhượng cho Pháp
mảnh đất và vùng biển Đà Nẵng, những đảo kề cận và đảo Côn Lôn.
Ông hứa hẹn sẽ chấm dứt khủng bố các nhà truyền giáo Kitô, sẽ
cho phép tự do tín ngưỡng; ông dành cho nước Pháp những quyền
ư
u tiên buôn bán.
Đáp lại, nước Pháp cam kết cho Nguyễn Phước Ánh, nhằm giúp
ông ta thu phục giang sơn, bốn tàu chiến, cùng với 1.400 lính với
đầy đủ mọi quân cụ.
Trong một bản thông cáo riêng biệt, ngày 28/11/1787, tự tay mình
thảo và ký, Giám mục Adran tuyên bố rằng: căn cứ trên những