BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 343

chắn lắm, gặp các đội quân ‘Thiên triều’, thì ông hãy cẩn
thận tránh mọi xung đột (…)

Tất cả ý kiến của tôi có thể tóm lại trong một câu này: tránh
tiếng súng, nó chẳng giúp ông được việc gì mà chỉ gây ra
những điều phiền toái”

(5)

Nói cách khác là Rivière phải chinh phục Bắc kỳ một cách im

lặng, tránh quân Trung Quốc được càng nhiều càng tốt, đừng khơi
động sự nghi kỵ của các nước.

Viên đại tá Henry Rivière, người được giao cái trách nhiệm khó

khăn tế nhị ở Bắc kỳ này là ai vậy? Vì sao Le Myre de Vilers lại
không gọi đến người khác, chẳng hạn như Kergaradec hoặc
Rheinart, hai sĩ quan giàu kinh nghiệm, có ưu thế là đã làm việc tại
chỗ nhiều năm nay? Là vì đối với ông, một người mới đến như
Rivière (chưa đầy bốn tháng ở Sài Gòn), không biết ngôn ngữ,
phong tục tập quán của nước đó thì sẽ không có định kiến và có
nhiều cơ may tuân theo nghiêm túc các chỉ thị của ông hơn, nghĩa là
sẽ giữ được một “thái độ hòa bình”. Le Myre de Vilers biết Rivière từ
lâu, ông “quý trọng trí tuệ mềm mỏng, tinh thần cảnh giác và tính
điềm tĩnh đúng mức của Rivière có khả năng chống lại sự say sưa
quá đáng, trước những thắng lợi thuần túy quân sự

(6)

.

Thế nhưng, nếu quả đó là ý nghĩ của ông thống đốc, thì ông ta

đã lầm to. Trong thực tế, Henry Rivière, nhà viết tiểu thuyết tùy
lúc, “vừa lính thủy, vừa nhà văn ấy đang ấp ủ hai tham vọng:
chiếc áo màu xanh lá cây

(7)

và những ngôi sao Đô đốc”. Tuổi đã

năm mươi tư và nóng lòng muốn đạt được mục tiêu sớm sủa, ông ta
nghĩ rằng những thành tích quân sự có thể tăng thêm cơ may được
bầu vào Viện Hàn lâm. Lúc rời nước Pháp ra đi, ông ta viết thư cho
một người bạn: “Tôi đi, qua Bắc kỳ, đến Viện Hàn lâm Pháp.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.