BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 344

Lời lẽ trong các chỉ thị cho Rivière, như người ta thấy, chứa đựng

nhiều mâu thuẫn. Freycinet vừa chuẩn y những chỉ thị “rất ôn hòa”
của Le Myre de Vilers vừa tỏ ra đôi chút ngạc nhiên.

Trên thực tế, ngày xuất phát của Rivière bị hoãn chậm lại, nội

các Gambetta không muốn tiến hành một cuộc viễn chinh chiếm
thuộc địa khi chưa tổ chức xong một đạo quân thuộc địa và chưa giải
quyết xong vấn đề Ai Cập. Nội các hoãn lại việc gửi quân sang
Bắc kỳ chỉ khi nội các đổ rồi do một vấn đề nội trị, xảy ra sau đó
không bao lâu, thì dự án mới được đem ra thi hành.

Trở lại Bộ Hải quân trong nội các mới, Freycinet Jauréguiberry,

đúng như người ta nghĩ và mặc dù ông ta cho rằng bản dự án của
LeMyre de Vilers còn có những thiếu sót, ông vẫn duyệt y ngày
4/3/1882, và ngày 18/3 thì được thủ tướng nội các chấp thuận.
Henri Rivière với một nhóm quân nhỏ rời Sài Gòn ngày 26/3/1882.

Lần này, khác với khi Francis Garnier lên đường, chính ông Bộ

trưởng đi tìm kiếm cuộc chinh phục mà không cần phải dè dặt gì
về phương tiện, trong khi ông thống đốc Nam kỳ thích dùng
những cáchthức không “chói lọi” để buộc Huế phải thừa nhận cuộc
chiếm đóng tuy có chậm chạp hơn một ít.

Ngày 13/3/1882, vài hôm trước khi Rivière xuất phát, Le Myre

de Vilers viết cho vua Tự Đức một bức thư:

“Tâu Bệ hạ, Bệ hạ biết rõ những tình cảm của tôi đối với
đấng chí tôn. Bệ hạ biết tôi là con người hòa bình và từ hai
năm nay, tôi đã làm hết sức mình để duy trì giữa nước An
Nam và nước Pháp những mối quan hệ hữu nghị mà tôi cho là
cần thiết cho lợi ích của hai nước.
Cho nên cúi mong Bệ hạ sẽ
không hiểu sai những ý kiến mà sự hiểu biết của tôi buộc tôi
phải phân trần với Bệ hạ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.