hăng cũng đừng nên lùi bước mà là tìm cách hòa hợp và sự
trung gian hòa giải, tùy hoàn cảnh mỗi lúc”
Lý Hồng Chương đã cố giữ gìn Việt Nam bằng cách mở cửa Việt
Nam cho việc buôn bán của nước ngoài nhằm làm trở ngại mọi hoạt
động độc quyền và đập tan mọi ý đồ chinh phục của Pháp. Chính
nhằm mục đích này mà giữa tháng 12/1881, ông ta đã cố thuyết
phục đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Anh tại Bắc Kinh, Thomas
Wade, đề nghị với bộ Ngoại giao Anh gửi người sang Việt Nam đàm
phán, ký kết một hiệp ước thương mại. Nhưng Wade đã trả lời rằng,
trong trường hợp nước Anh có ký kết với Việt Nam một hiệp ước
thương mại chăng nữa thì hiệp ước đó cũng sẽ không vượt ra được
ngoài khuôn khổ của Hiệp ước Pháp - Việt Nam năm 1874. Vậy là
những đề nghị của Lý Hồng Chương không có kết quả.
Trở lại chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Freycinet nhận được một
bản báo cáo đề ngày 18/3/1881 của Bourée kể lại cuộc hội kiến của
ông ta với Lý Hồng Chương. Theo lời ông đại sứ Pháp thì mặc dù lời
lẽ của ông bạn Trung Quốc rất là đanh thép, chánh phủ Trung
Quốc sẽ không ngăn cản Pháp thực hiện ý đồ của mình tại Việt
Nam, miễn là Pháp giới hạn việc thi hành những quyền hành dành
cho chánh phủ Pháp trong Hiệp ước 1874. Paris suy luận rằng không
nên coi những vụ can thiệp của Tăng Kỉ Trạch như là biểu hiện trung
thành những ý nghĩ của Bắc Kinh. Hơn nữa Trung Quốc, sau những
Hiệp ước Nam Kinh (1842), Bắc Kinh (1860) và Kouldja (1881)
không còn là một cường quốc nữa; nước Pháp có đủ lý do để coi
Trung Quốc là một yếu tố không đáng quan tâm.
Trước nguy cơ một cuộc xâm chiếm của Pháp tại Bắc kỳ ngày
càng rõ ràng, một phái đoàn Trung Quốc được gửi tới Huế để lưu ý
chánh phủ Việt Nam đến vấn đề nguy nan này. Phái đoàn này là
hậu quả bản tường trình của Tăng Kỉ Trạch vào mùa thu 1881, thông