BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 423

Trong nội bộ chánh phủ Pháp, những đề nghị của Trung Quốc

tạo nên những hồi âm rất bất lợi. Challemel-Lacour coi những đề
nghị đó là “kỳ cục”; Jules Ferry thì cho là “lố lăng”

(10)

.

Sự kiện Bắc kỳ lúc đầu chỉ là một “hành động cảnh sát” nhưng

sau cái chết của Henri Rivière thì nó trở thành một sự kiện có tính
chất xung đột quốc tế do việc Trung Quốc đứng chen vào giữa
Pháp và nước Việt Nam. Trung Quốc, trong khi Pháp thiết lập nền
cai trị tại Nam kỳ đã tỏ ra rất bàng quan thì giờ đây đã “thay đổi thái
độ trong vấn đề Bắc kỳ”
, là cái “hàng rào chặn phía Nam của
Trung Quốc. Nó lo sợ sự láng giềng quá gần gũi, ở ngay biên
thùy phía nam của mình của một cường quốc châu Âu; đã hoảng
hốt, họ càng hoảng hốt khi thấy Rivière đến Hà Nội”.

Ngày 27/8/1883, Challemel-Lacour phúc đáp cho Tăng Kỉ Trạch

bằng lời lẽ ôn hòa rằng “tính chất của đôi bên đề nghị của ông ta
không loại trừ khả năng dùng toàn thể những lời đề nghị đó làm cơ
sở cho cuộc thảo luận bổ ích”

(11)

. Thái độ ôn hòa này sẽ được lý giải

qua những sự kiện xảy ra tại châu Âu và những nỗi lo ngại của ông ta
trước tình hình quốc tế.

Paris, người ta chưa biết kết quả cuộc hành quân Thuận An ra

sao và người ta đang đánh một dấu hỏi về khả năng đánh một đòn
quyết định ở Sơn Tây.

Để dứt điểm với vấn đề Trung Quốc, phải thực hiện hoặc một

hành vi đe dọa hoặc một hành động bạo lực. Nhưng nước Pháp không
thể cũng không nên thực hiện một hành vi nào trong hai hành vi đó.
Vả chăng Quốc hội có làm theo chánh phủ đâu.

Nếu Bắc kỳ làm nên một điều lo âu lớn cho nội các Pháp thì

tình hình quốc tế lúc này càng làm cho Pháp lo ngại gấp mấy
lần hơn. Trước con mắt chánh phủ Pháp, hòa bình đang treo đầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.