Pháp xảy ra. Vấn đề an ninh của người châu Âu cũng vậy. Bộ trưởng
Ngoại giao Anh lưu ý rằng mọi hoạt động kết hợp giữa Anh và Pháp
trong sự bất hòa Pháp - Trung này sẽ là một bước đầu để đi đến
hiểu nhau về nhiều điểm hơn và có khả năng tái tạo một sự thỏa
thuận thân tình hơn.
Rồi Waddington phát biểu cho Granville nghe những điều kiện
để dàn xếp vấn đề Bắc kỳ và giải những điểm cần thiết về
điều khoản liên quan đến “khu trung lập” mà chính Pháp coi như ý
kiến tối hậu của mình. Còn về vấn đề bá quyền của Trung
Quốc đối với Việt Nam, ông đại sứ tuyên bố rằng nước Pháp
không thể chấp nhận một thay đổi nào trong các hiệp ước mà Pháp
đã ký kết với Việt Nam, rằng Pháp sẽ không đồng ý một quy định
thành văn nào về vấn đề này, nhưng trong thực tế thì Pháp sẽ
chấp nhận cho “tình trạng sẵn có” vẫn được duy trì một cách lặng lẽ,
chẳng hạn vua Tự Đức cứ gửi cống vật truyền thống sang cho Bắc
Kinh, Pháp sẽ làm ngơ đi như lâu nay, miễn Trung Quốc đừng can
thiệp vào công việc cai trị Việt Nam. Kết luận bản thuyết trình của
mình, ông đại sứ Pháp yêu cầu ông Bộ trưởng Anh ủng hộ một cách
“mạnh mẽ và cương quyết” những đề nghị của chánh phủ Pháp
trước ông đại sứ và trước chánh phủ Bắc Kinh. Ông ta còn nói thêm
rằng dù trong bất cứ trường hợp nào, Pháp cũng sẽ không ngừng
gửi viện quân sang Bắc kỳ.
Vừa tán thành những đề nghị của Pháp, Lord Granville vừa tuyên
bố rằng mọi thái độ do dự trong vấn đề này chỉ có tác dụng
khuyến khích phía Trung Quốc tăng cường phản kháng. Tuy nhiên,
ông ta không thể, ngay từ bây giờ, hứa hẹn sẽ dùng sức ép đối với
Tăng Kỉ Trạch và nội các Bắc Kinh, để buộc họ chấp nhận một cách
đơn giản những đề nghị của nước Pháp được. Trước tiên, ông cần
phải xem xét kỹ tầm quan trọng của việc can thiệp này; vả chăng ông
ta không thể quyết định một vấn đề quan trọng như vậy mà không