hỏi ý kiến của các bạn đồng sự của ông hiện đang đi tản mác nhiều
nơi trên đất Anh và Scotland. Ông ta bèn đề nghị với Waddington
sẽ tiến hành theo cách khác. Ông cho rằng Waddington nên thăm
dò ý kiến bạn mình là ông đại sứ Trung Quốc, ông này sẽ tới Luân
Đôn ngay ngày hôm sau.
Ngay hôm sau, Waddington và Lord Granville lại hội kiến với
nhau. Đại sứ Pháp chấp nhận cách tiến hành mà ông Bộ trưởng
Anh đề nghị, với điều kiện là có sự đồng ý của Bộ trưởng Ngoại
giao mình.
Ngày 10/9/1883, Waddington trở về Luân Đôn. Challemel-
Lacour trả lời “đồng ý”. Đại sứ Pháp báo ngay cho Bộ trưởng Ngoại
giao Anh biết sự đồng ý của Bộ trưởng Ngoại giao Pháp. Đồng
thời, ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có được thư trả lời của
chánh phủ Trung Quốc trong thời gian sớm nhất.
Ngày 11/9, Macartney, thư ký phiên dịch của Tăng Kỉ Trạch, đi
Walmer Castle, thay mặt cho ông đại sứ Trung Quốc mà Lord
Granville đã mời tới hội kiến, nhưng đã xin cáo vắng mặt vì lý do
sức khỏe.
Macartney trình bày về phía quan điểm của Trung Quốc, cả nội
dung và diễn biến của cuộc điều đình và giải thích lý do vì sao ông
đại sứ Trung Quốc đã đi đến chỗ phải diễn đạt sáu điều đề nghị
chứa đựng trong công hàm ngày 18/8 của ông ta gửi Bộ trưởng Ngoại
giao Pháp. Nhà ngoại giao Trung Quốc vẫn chờ đợi người ta trả lời
những đề nghị của mình, ông ta sẽ không có một đề nghị gì mới và
chỉ nói thêm rằng: “Paris vừa cho ông biết là chánh phủ Pháp dự
định sẽ dừng lại Thỏa ước Bourée, nhưng Trung Quốc thì chưa bao
giờ chấp nhận cái thỏa ước, trong đó nước Pháp được tất cả, còn
Trung Quốc tuyệt nhiên chẳng được gì”.