hiểm mà họ gắn vào với sự có mặt của ông bạn Pháp láng giềng của
họ mà thôi.
Nếu Pháp đòi hỏi sự giúp đỡ của Anh chính là để Anh thực hiện
một sức ép đối với Trung Quốc. Trước mắt chánh phủ Pháp, sự
can thiệp của Sir Harry Perkes, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Anh tại
Bắc Kinh, sẽ có tác dụng tăng cường và củng cố lại uy tín của Tăng
Kỉ Trạch đã bị phe chủ chiến làm cho sứt mẻ nặng nề. Tuy rằng
trên thực tế, Tăng Kỉ Trạch vẫn nắm toàn quyền, người ta nói vậy,
phía người Pháp – _“Ông ta chỉ càng dè dặt hơn, càng muốn tránh
xa hơn không chịu nhận lấy một trách nhiệm thực sự nghiêm túc về
mình, lòng hoang mang khi nghĩ tới ông bạn xấu số ở Nga của
mình”.
Ông Bộ trưởng Ngoại giao Pháp có ý định sẽ đích thân trình bày
với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc những điều kiện giải quyết
vấn đề Bắc kỳ, nhưng vì lịch sự đối với ông bạn Anh nên ông đã
hoãn lại ngày gặp gỡ. Ông muốn tránh không để xảy ra một cuộc bàn
cãi giữa Tăng Kỉ Trạch với Waddington trước mặt Lord Granville “bởi
vì một tình thế như vậy sẽ gây nhiều lúng túng cho mọi người”;
cuối cùng vì những điều gì người ta nói với Tăng Kỉ Trạch là người
ta nói với tất cả báo chí. Ông Bộ trưởng Ngoại giao chỉ đòi hỏi sự ủng
hộ của nước Anh, đối với những điều kiện dàn xếp, chứ không
muốn chuyển những điều kiện đó cho ông ta để mang ra thảo luận
trước.
Đương sự quan tâm nhất đến những cuộc thảo luận sôi nổi này,
cuối cùng chẳng còn nghi ngờ gì nữa, chính là Việt Nam. Nếu như
những sự kiện chính trị, quân sự, đang diễn ra tại đất nước này làm
cho các nội các phương Tây cũng như Nội các ông bạn láng giềng
Trung Quốc hết sức bận tâm, thì những quyết định hoặc những
đề nghị liên quan tới Việt Nam với tư cách là một quốc gia lại tiếp