BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 431

cảng khác của đế quốc Trung Quốc mà sự buôn bán của nước
ngoài đã được phép…”

(15)

Như vậy là “khu đệm” sẽ lọt khỏi tay của nền bảo hộ, một sự nhân

nhượng lớn nhằm tránh mọi va chạm với Trung Quốc.

Như vậy là “khu đệm” mà Tăng Kỉ Trạch đã đề nghị với Jules

Ferry ngày 21/6/1883, theo ý đồ của nhà Ngoại giao Trung Quốc là
nhằm ngăn cản Pháp chiếm đóng miền Bắc Việt Nam chứ đâu
phải để thiết lập một khu trung lập hạn chế, như Pháp đã đề nghị?

Hai tháng trước ngày Sơn Tây bị chiếm, tức ngày 1/10/1882,

Harmand đã có đề nghị Paris mở cuộc đàm phán với Trung Quốc
trên cơ sở một sự phân định mới về biên giới Bắc kỳ vẫn vì mục
đích tránh một cuộc xung đột vũ trang bằng sự thiết lập một “khu
trung lập”
ngày càng được củng cố.

Ngày 18/9/1883, Tăng Kỉ Trạch từ Luân Đôn trở về, đã có hội

kiến với Jules Ferry, lúc này đang kiêm chức Bộ trưởng Ngoại giao.
Vị thủ tướng nội các Pháp lo lắng chờ đợi những tin tức liên quan
đến việc giúp đỡ của Anh. Tuy nhận được những tin “chói lọi” về
Bắc kỳ, Jules Ferry, vẫn mong muốn đi đến được một hiệp ước với
Trung Quốc để có một kết thúc.

Tăng Kỉ Trạch, hôm trước đó, đã nhận được bức giác thư của Pháp

về vấn đề thiết lập một khu trung lập mà ông ta không kịp
nghiên cứu cho đầy đủ. Tuy nhiên, ông tự hỏi: hai điểm được xác
định trong giác thư ấy việc thiết lập một khu trung lập và việc mở
cửa một thành phố Trung Quốc cho sự buôn bán của nước ngoài có
đủ để làm cơ sở cho một cuộc dàn xếp hay không? Vừa thừa nhận
rằng sẽ khó lòng mà tranh thủ được sự đồng ý của phe chủ chiến ở
Bắc Kinh, ông tuyên bố rằng bản thân ông và các thành viên
chánh phủ ông không chấp thuận.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.