Tại Trung Quốc, một luồng dư luận mới thổi bùng lên những
yêu sách mới của Trung Quốc. Họ không còn bằng lòng với việc
nhường cho Trung Quốc một phần lãnh thổ Việt Nam. Không trả
lời bức giác thư của Pháp, Tổng lý Nha môn chỉ thị cho đại sứ mình tại
Paris rằng đường giới hạn vùng Pháp chiếm đóng phải được vạch ra
trong địa phận tỉnh Quảng Bình, nghĩa là rất xa phía Nam sông
Hồng.
Được biết về yêu sách này, ngày 20/12, trong một cuộc hội kiến
với Tăng Kỉ Trạch, Jules Ferry tỏ ra rất tiếc vì công cuộc điều đình
tiến triển chậm chạp hơn trong thời gian tháng Sáu vừa qua. Vậy nên
chánh phủ Pháp không thể nào tán thành đề nghị của phía Trung
Quốc được.
Ngày 15/10, Tăng Kỉ Trạch thông báo cho Quai d’Orsay về phúc
thư của chánh phủ mình. Những đề nghị của Pháp được coi như là
không thích hợp với quyền lợi của chế độ bá quyền Trung Quốc
đối với Việt Nam. Bắc Kinh yêu cầu hoặc trở lại trạng thái xã hội
trước 1873 vì Việt Nam đã được công nhận là độc lập với mọi cường
quốc, trừ với Trung Quốc; hoặc chấp nhận một cách thu xếp,
theo đó, Trung Quốc được độc quyền hoạt động trên sông Hồng
với một khu trung lập nằm giữa Quảng Bình và vĩ tuyến thứ 20.
Jules Ferry tuyên bố với Tăng Kỉ Trạch rằng những đề nghị
nhưvậy không thể nào chấp nhận được: đề nghị của Trung Quốc có
nghĩa là Pháp từ bỏ các hiệp ước đã ký với Việt Nam và rút hết quân
mình ra khỏi đất Bắc kỳ.
Tại Bắc Kinh, phe chủ trương chính sách bạo lực đã chiếm được
ư
u thế.
Cho rằng từ bỏ Bắc kỳ là một thối lùi của nước Pháp và Pháp sẽ
không chấp nhận bao giờ, Lord Granville kêu lên: “Nhưng mà…