BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 428

Do Macartney, Lord Granville biết rằng Tăng Kỉ Trạch thật sự

có nhiều quyền hành, “một việc rất là hiếm có, phía ngoại giao
Trung Quốc”.
Về ý Lord Granville nếu Trung Quốc tiến hành
cuộc chiến tranh thì Trung Quốc sẽ thất bại, Macartney cho rằng
Tăng Kỉ Trạch bị tràn ngập bởi phái chủ chiến ở Bắc Kinh, phái mà
Thái hậu Từ Hy đã buộc phải chịu đựng mọi yêu sách. Không bàn vào
chi tiết, Lord Granville nói rằng ông chỉ giúp đỡ được trong trường
hợp ông có những đề nghị khả dĩ chấp nhận được để chuyển giao
cho chánh phủ Pháp.

Paris cho Lord Granville biết, qua Waddington, rằng việc thảo

luận những đề nghị của Trung Quốc đúng như nó được trình bày, sẽ
bao hàm sự khước từ những quyền không thể ai chối cãi đã được
đặt vào bàn tay nước Pháp, qua các hiệp ước đã được ký kết với Việt
Nam; và về điểm này, thì không thể nào có sự nhân nhượng được.
Việc rút quân đội Pháp ra khỏi Bắc kỳ, mà Trung Quốc đòi hỏi, là
điều không thể chấp nhận; nếu yêu cầu đó mà đến tai người
Pháp bên này, nó sẽ gây một luồng phẫn nộ lan truyền khắp mọi
người và có thể làm đảo ngược dư luận hiện nay đang rất thuận lợi
cho những cuộc thương lượng hòa bình.

Ngày 13/9/1883, Challemel-Lacour điện cho Waddington rằng

ông ta có thể thông báo cho Lord Granville biết phúc thư ngày 27/8
của Bộ Ngoại giao Pháp trả lời những đề nghị của Trung Quốc và cả
chính những đề nghị đó. Điều quan trọng là chánh phủ Anh nên
quyết định khẩn trương sẽ ủng hộ những đề nghị của Pháp bởi vì
việc này liên quan trực tiếp đến “lợi ích chung” của tất cả các
cường quốc châu Âu. Ngoài ra, Challemel-Lacour còn yêu cầu đại
sứ của mình thông báo cho ông Bộ trưởng Anh biết rằng nước Pháp
chẳng “nợ nần” gì Trung Quốc cả, ngoại trừ những điều cam kết
bảo đảm cho các tỉnh phía Nam của họ chống lại những mối nguy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.