BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 470

Nam). Nhân viên thuế vụ thu thuế dưới sự kiểm soát của các quan
chức người Pháp, nhưng là thu cho triều đình Huế. Riêng những
công sở đòi hỏi một sự chỉ đạo thống nhất như các sở hải quan,
công chính, bưu điện đều do những công chức người Pháp đảm
nhiệm, ở Trung kỳ cũng như ở Bắc kỳ. Và nếu như người Pháp và
các ngoại kiều đều đặt dưới sự xét xử của Pháp, họ vẫn cần phải có
một giấy phép đặc biệt do Pháp cấp mới được đi lại trong nước.

Ngoài ra, Hiệp ước tháng 6/1884 còn bao gồm một loạt những

điều khoản đặc biệt để rõ mối quan hệ giữa hai bên với nhau và để
đề phòng mọi sự khiếu nại về những phần tương ứng của hai bên
đối với nhau. Chẳng hạn, nhà vua Việt Nam cam kết không vay nợ
một nước ngoài nào nếu không được sự đồng ý của Pháp; mở cửa
những cảng mới cho việc buôn bán các nước ngoài; sẽ có những dàn
xếp sau để quy định giới hạn và thiết lập những cây hải đăng; người
ta cũng dự kiến chế độ và việc khai thác các mỏ, chế độ tiền tệ,
phần tỷ lệ để dành cho chánh phủ Việt Nam trong số thuế về hải
quan, về các đại lý tài chánh, về phí bưu điện, về phí giao thông…

Ngay từ năm 1884, kinh nghiệm chế độ bảo hộ Tunisie đã mang

lại nhiều điều bổ ích: nó phải dùng làm mẫu mực cho chế độ bảo
hộ Việt Nam.

Sau cùng, là Hiệp ước Huế bổ sung cho Hiệp ước Thiên Tân ngày

11/5/1884. Hiệp ước này quy định Trung Quốc phải rút các lực lượng
của mình đang đóng ở Bắc kỳ về nước và thừa nhận những quan hệ
được thiết lập giữa Paris với Huế.

Chưa đầy một tháng sau, nước Pháp đã ký hiệp ước Patenôtre

khẳng định nền bảo hộ của Pháp đối với Việt Nam và sự cáo chung
của nước Việt Nam độc lập.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.