BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 485

Tại Huế sau sáu tháng “lên ngôi”, ngày 26/7/1884, người ta được

tin vua Kiến Phước chết vì bệnh. Bệnh của “nhà vua” chắc chắn
là do có sự bất hòa với nhạc phụ Nguyễn Văn Tường, và cái chết là
do uống nhầm thuốc gây ra, dư luận đồn như thế.

Trên nguyên tắc, ngai vàng bây giờ phải thuộc về Chánh Mông,

người con nuôi thứ hai của Tự Đức. Nhưng các quan phụ chánh sợ
mất quyền hành nên không muốn tôn lên ngôi một người đã lớn
tuổi. Họ bèn chọn người em út của vua vừa mới chết, là Ưng Lịch
mới 12 tuổi và tôn lên ngôi vua với niên hiệu Hàm Nghi. Ngày
14/8/1884, Viện Cơ mật thông báo cho đại diện Pháp biết.

Ngày 16/8/1884, viên công sứ (sau này gọi là Khâm sứ) Rheinart

trả lời rằng:

“Chánh phủ An Nam đã tiến hành bầu lên một vua mới mà
không xin, cũng không được sự đồng ý của chúng tôi… cuộc
bầu này coi như không có giá trị. Triều đình sau khi đã nhận
được ý kiến nhất trí của chúng tôi, phải tiến hành một cuộc
bầu mới và làm lễ đăng quang cho vị hoàng thân trẻ, em của
đức vua mới băng hà…
Lễ đăng quang nhất nhất phải được cử
hành với sự có mặt của đại diện nước Pháp, một toán quân Pháp
sẽ làm đội quân nghi lễ danh dự trong nội cung, cùng với đội thị
vệ An Nam trong lúc hành lễ… Nếu chánh phủ An Nam không
thi hành ngay tức khắc từng điều kiện nêu trên đây thì chúng
tôi sẽ dùng bạo lực.”

(1)

Để hỗ trợ cho thái độ của mình, Rheinart đã ra lệnh cho Hà Nội

gửi vào cho ông ta sáu trăm quân cùng với những khẩu đại bác. Khi
lực lượng này đã đến Huế, ông ta bắt buộc các quan phụ chánh,
trước mọi nghi lễ, phải đệ trình lên ông ta một lá đơn viết tay đề
nghị chỉ định và tôn Hoàng thân Ưng Lịch lên ngôi vua.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.